Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Màn cầu hôn bằng flashmob "made in Việt Nam" giản dị nhưng cũng cực lãng mạn



http://dantri.com.vn/c135/s135-590441/them-man-cau-hon-bang-flashmob-cuc-de-thuong-o-ha-noi.htm
Ngày 20/4 vừa qua, một màn tỏ tình bằng flash mob đã diễn ra ở khu vực Hồ Tây (Hà Nội), thu hút nhiều sự chú ý của mọi người. Nhân vật chính là anh Mạnh Cường (sn 1984) và chị Thanh Hà (sn 1987).
"Kịch bản" của màn cầu hôn này là một nhóm bạn trẻ nhảy flash mob bên đường. Anh Cường, chị Hà đi ngang qua rồi dừng xe lại để xem. Anh Cường khen hay và muốn nhảy cùng, nhảy được một lúc là nhạc dừng và anh ý sẽ... kéo người yêu vào nhập hội.
Sau khi cùng mọi người nhảy xong, lúc này anh Cường mới chính thức tỏ tình với chị Hà bằng các tấm bảng chữ ghép thành: “Will you marry me?”, rồi anh quỳ xuống cầu hôn bạn gái. Khỏi phải nói chị Hà xúc động như thế nào rồi! 
Chị Hà là nhân viên Ngân hàng, còn anh Cường là cán bộ Dầu khí. Một năm trước, anh gặp chị khi đi gửi tiền ở ngân hàng nơi chị làm rồi hẹn hò và yêu nhau đến bây giờ.
Anh Cường có hai người bạn thân làm ở công ty tổ chức sự kiện đã hỗ trợ anh cầu hôn bằng màn flash mob này. Một tháng trước, anh Cường đã chia sẻ với bạn mình là đang lên kế hoạch cầu hôn bạn gái.
Bạn của anh đã đề xuất nhảy flashmob. Ý tưởng này lấy cảm hứng từ clip cầu hôn của hai anh chị sinh viên người Việt ở Mỹ thời gian trước. Thế nhưng, vì là "từ trái tim đến trái tim" rất chân thành mà, nên màn cầu hôn của anh Cường vẫn cực kỳ độc đáo và dễ thương đó!
Được biết, hơn 50 người tuổi từ 20 đến 50 đã tập luyện flash mob để cầu hôn trong khoảng 3 tuần. Người thân của anh Cường cũng tham gia vào trình diễn. Mọi người luyện tập từ lúc 5h chiều ở khu vực Hồ Tây.
Trước khi anh Cường và chị Hà đến đã nháy máy cho cả nhóm trước 5 phút và trình diễn màn cầu hôn bằng flashmob như các bạn vừa xem.
Lời bình: Nhiều đôi có màn cầu hôn tuyệt vời. Mong sao sau vài năm họ sẽ không có có màn ly hôn buồn.

Những hình ảnh 'cực độc' chỉ có ở VN

Biển cấm khó hiểu.
Nếu muốn gửi ôtô, phải xuống xe dắt bộ vào bãi.
Marketing mọi nơi, mọi lúc.
"Gara" trên không.
Một mình chơi ba máy, tài không đợi tuổi.
Titanic kiểu mới?
Chiếc bẫy khó ngờ.
Khu vệ "xinh".
Biển chỉ dẫn cũng sai chính tả.
Tranh thủ ngủ trên đường.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Tổ tiên người Nhật


Có một nhà nghiên cứu nhân chủng học người Nhật đi tìm nguồn gốc tổ tiên của dân tộc mình.
Ông ta đã đi khắp thế giới để tìm kiếm nhưng vô vọng. Cuối cùng, ông trở về châu Á và đặt chân đến Việt Nam. Đến ga Huế, tình cờ ông nghe được 2 người dân địa phương trò chuyện với nhau:
- Mi đi ga ni?
- Ừ, tau đi ga ni. Mi đi ga mô?
- Ga tê. Tau đi ga tê.
- Ga tê ga chi?
- Ga Lăng Cô tề.
- Răng đông như ri?
- Ri mà đông chi!
- Mi ra ga mô?
- Ra ga Nam Ô.
- Khi mô mi đi?
- Chừ chứ khi mô.
- Mi lo đi đi.
- Ừ, tau đi nghe mi!
Nhận ra cách phát âm ngôn ngữ của người dân địa phương ở đây không khác gì tiếng Nhật ngày nay, nhà nghiên cứu người Nhật đã mừng rỡ reo lên:
- A! Đây chính là tổ tiên của người Nhật!

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Kỷ Lục của người Việt Nam


Đây là những Kỷ Lục của người Việt Nam đạt được qua các thời kỳ từ trước tới ngày hôm nay :
1. Người biết tiếp thị đầu tiên: Mai An Tiêm (Ông này đi tiếp thị ... dưa)
2. Người đi du lịch đại dương đầu tiên: An Dương Vương (Ông này đi tới giờ chưa về - chắc chắn ông phá kỷ lục của Nemo rồi)
3. Người đánh ghen nhân từ nhất: Thủy Tinh (Tay này chỉ lấy ... nước tạt tình địch chứ không chơi ... axit).
4. Người đi du lịch vũ trụ đầu tiên: Từ Thức. Theo thuyết tương đối của Anstanh thì ông này đi với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng, do đó khi về vẫn ... trẻ măng.
5. Người đặt chân lên mặt trăng đầu tiên: Chú Cuội, lên đó thăm chị Hằng bỏ vợ ở nhà luôn, giờ cũng chưa thèm về.
5. Trẻ vị thành niên tham gia quân đội sớm nhất: Thánh Gióng. Ông này thì khỏi nói, 3 tuổi đã làm tướng đi đánh giặc.
6. Mối tình sét đánh kinh nhất: Tiên Dung - Chử Đồng Tử. Gặp phát ... cưới liền.
7. Người được nhân bản vô tính đầu tiên: Cô Tấm, vì may mắn có ADN giữ lại nên dù có chết đi vài lần, cô vẫn sống lại, chỉ có điều truyện không đề cập ai đã làm việc này, có lẽ thời đó việc này là bí mật công nghệ không được

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Zippo - Không chỉ là bật lửa


Năm 1933, khi George G. Blaisdell lần đầu tiên phát minh ra chiếc bật lửa Zippo thì kể từ đó, hàng triệu chiếc Zippo đã được xuất xưởng. Những chiếc bật lửa có dáng vẻ đơn giản, được mạ crome sáng bóng trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Và, nó trở nên nổi tiếng từ năm 1965, khi lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam.


Tại đây nó không còn là chiếc bật lửa đơn thuần mà trở thành thứ vũ khí tàn phá, giết chóc và là vị cứu tinh của lính Mỹ. Một bình xăng nhỏ giắt trên mũ cối, cộng với ngọn lửa Zippo, đi đến đâu lính Mỹ cũng thiêu rụi, đốt cháy mọi thứ, gây ra những tội ác ghê rợn. Zippo nổi tiếng đến mức người Mỹ đã lấy nó để đặt tên cho một chiến dịch càn quét hủy diệt đầu tiên tại Việt Nam. Trận càn đó mang tên “Chiến dịch càn quét Zippo” đánh vào làng Cẩm Nê, xã Hòa Tiến, H. Hòa Vang, Đà Nẵng.
Mặc dù chẳng có sự kháng cự nào, nhưng chỉ trong phút chốc, lính Mỹ đã dùng ngọn lửa Zippo thiêu rụi tất cả, làng Cẩm Nê vì thế mà bị chìm trong biển lửa. Hay trong cuộc thảm sát Sơn Mỹ (Quảng Ngãi), khi tiến vào làng, quân Mỹ phát hiện một phụ nữ trẻ mới vừa sinh con được vài ngày, chúng kéo chị và đứa con nhỏ ra sân lấy rơm chất quanh, rồi lạnh lùng dùng Zippo châm lửa đốt hai mẹ con... Và còn nhiều, rất nhiều những tội ác khác có sự góp mặt của chiếc bật lửa Zippo nhỏ bé, vì thế mà nó trở thành nỗi ám ảnh, sợ hãi của người dân lúc bấy giờ và cho cả lính Mỹ sau này.
Trong chiến tranh Việt Nam, mỗi người lính Mỹ đều có một chiếc Zippo, họ xem nó là biểu tượng cho sự rắn rỏi, tin cậy, vì vậy Zippo trở thành vật bất ly thân, họ khắc những hình tượng mình yêu thích hoặc dòng chữ nói lên suy nghĩ của họ về cuộc chiến. Và những dòng chữ như thế trên Zippo trở thành vật chứng biết nói về tâm trạng của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. “Dù tôi đi giữa thung lũng phủ đầy bóng dáng của chết chóc, tôi không run sợ ác quỷ bởi lẽ tôi là con quỷ ghê tởm nhất của thung lũng này”, “Xin đừng nói với tôi về Việt Nam bởi vì tôi đã từng đến đó”, hay “Chúng tôi, những tâm hồn không tự hiến nguyện, do những kẻ thiếu học dẫn dắt, đang làm những việc không cần thiết cho những kẻ vô ơn”, “Chúa ơi, cuộc chiến này đến bao giờ?”...

Những câu nói này chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên Zippo của người lính Mỹ, nó cho thấy tâm trạng chán chường của họ khi phải tham gia vào cuộc chiến phi nghĩa ở Việt Nam. Cho đến bây giờ, nhiều người lính Mỹ khi quay trở lại Việt Nam bắt gặp những chiếc Zippo được bày bán trên vỉa hè thì cảm giác bàng hoàng lại tràn ngập trong tâm trí của họ. Cái âm thanh “ti...ing” đặc trưng khi đóng mở nắp Zippo đã từng làm họ kiêu hãnh bao nhiêu thì nay như một tiếng kêu đau đớn từ quá khứ vọng về.
Theo thống kê, có tới gần 100 kiểu đánh lửa Zippo khác nhau, những người điêu luyện có thể đánh lửa bằng cả 10 đầu ngón tay. Rút Zippo ra khỏi túi là đã có lửa. “Để làm được những động tác đó, phải tập luyện nhiều mới có thể đạt được. Khi làm được rồi thì thấy thích thú lắm, nhất là khi nghe tiếng kêu không lẫn đi đâu được của bật lửa Zippo” – H. hào hứng khi nói về niềm đam mê của mình. Còn đối với những người sưu tầm, thì Zippo không được xem là đồ đánh lửa mà nó là vật cưng, chỉ để trưng bày và chiêm ngưỡng.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Nữ bác sỹ tự quay cảnh ái ân để tố giác sếp

Tin nóng:
http://giaoduc.net.vn/Phap-luat/Nu-bac-sy-tu-quay-canh-ai-an-de-to-giac-sep/147674.gd
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Chong-nu-bac-si-tu-quay-clip-an-ai-to-giac-sep-Cung-la-cuc-chang-da/147819.gd
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nu-bac-sy-tu-quay-clip-ai-an-to-giac-sep-Khong-co-chuyen-gai-bay/147962.gd

Thật là hết chỗ nói, đồng ý để vợ đi ngoại tình để quay phim, chụp ảnh, làm tùm lum.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Vui một tý

Cận cảnh những cột cờ 'độc nhất vô nhị' ở VN

Nguồn: http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Can-canh-nhung-cot-co-doc-nhat-vo-nhi-o-VN/201112/184973.datviet
Không chỉ thể hiện chủ quyền lãnh thổ của các vương triều phong kiến, cột cờ còn là điểm nhấn kiến trúc cảnh quan ở các đô thị hiện nay.

Theo đó, cột cờ Hà Nội, Kỳ đài Huế, cột cờ Thành Nam (Nam Định), cột cờ Hiền Lương (Quảng Trị) và cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) được xem là những di sản "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam.

Cột cờ Hà Nội

Tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình, Hà Nội), cột cờ Hà Nội là một trong năm di tích còn được bảo tồn nguyên vẹn trong quần thể khu di tích thành cổ và là biểu tượng thiêng liêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.


Cột cờ Hà Nội tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình). Ảnh: Internet

Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn, trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long; là một công trình bề thế, cao nhất trong thành phố thời bấy giờ; có chức năng là vọng canh. Đứng từ trên đỉnh của cột cờ, có thể quan sát cả một vùng khá rộng trong và ngoài khu thành cổ.

Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, cao hơn 41 m, trông như khối lăng trụ xếp chồng nhau, cao thót dần từ dưới lên trên, nên không hề tạo cảm giác nặng nề, mà rất hài hòa và thanh thoát. Tầng một mỗi chiều 42,5 m, cao 3 m, có 2 thang gạch dẫn lên. Tầng hai mỗi chiều 27 m, cao 3,7 m có 4 cửa. Tầng ba mỗi chiều 13 m, cao 5 m; cũng có 4 cửa theo hướng đông, tây, nam, bắc. Cửa hướng Đông được đắp hai chữ "Nghênh húc" (đón ánh nắng ban mai), cửa hướng Tây với "Hồi quang" (ánh sáng phản chiếu), cửa Nam với "Hướng minh" (hướng về ánh sáng). Riêng cửa hướng bắc được bố trí hai cầu thang lên sân thượng phía bên phải và trái, mỗi cầu thang gồm 14 bậc, có tay vịn bằng sắt. Sân thượng được bao quanh bằng lan can gỗ cùng với tường hoa trổ những hình lục giác có hình vuông ở giữa, được đan lồng với nhau trông tựa hình mạng nhện.
Từ tầng 1 đến tầng 3 đều có cầu thang xoắn dẫn lên. Trên tầng 3 là thân cột cờ có 8 cạnh thon dần lên phía trên, mỗi cạnh 2,13 m với thân cao 18,2 m. Trụ hình thang xoáy trôn ốc gồm 54 bậc; được rọi sáng bằng 39 ô cửa sổ hình hoa thị và 6 ô cửa sổ hình dẻ quạt. Trong khi đó, đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3 m có 8 cửa sổ tương ứng 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4 m và cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ, cao 8 m.
Hiện nay, dù có nhiều công trình cao lớn hơn hiện diện bên cạnh, công trình cột cờ Hà Nội vẫn rất hoành tráng, sừng sững chiếm một vị trí quan trọng trong lòng Hà Nội.

Kỳ đài Huế

Kỳ đài Huế là công trình thuộc quần thể kiến trúc cố đô Huế, nằm ở phía trong mặt tiền kinh thành, trước Ngọ Môn, theo hướng Nam, ở khoảng giữa hai cửa Ngăn và cửa Quảng Đức, trên pháo đài Nam Chánh.


Kỳ đài Huế là công trình thuộc quần thể kiến trúc cố đô Huế.
 Ánh: Dư địa chí Thừa Thiên Huế

Dư địa chí Thừa Thiên Huế ghi, Kỳ đài Huế được chính thức xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (Đinh Mão 1807); lúc đầu còn đơn giản, đến thời vua Minh Mạng thì liên tục được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Kỳ đài được xây dựng bằng gạch gồm ba tầng, với ba hình khối xếp chồng lên nhau, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ dần từ dưới lên trên; được dùng để treo cờ của nước Việt Nam dưới triều Nguyễn (cờ quẻ ly). Năm 1846, vua Thiệu Trị cho thay cột cờ mới (Tân kiến trụ). Năm 1904, một trận bão lớn xảy ra ở Huế gọi là trận bão năm Thìn (Giáp Thìn), khiến cột cờ lại bị gãy, đến thời vua Thành Thái, cột cờ lại được dựng bằng chất liệu gang. Đầu năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp một lần nữa cột cờ Huế bị đổ. Đến năm 1948, Hội đồng chấp chánh lâm thời Trung Kỳ cho xây dựng cột cờ bằng cốt thép cao lớn hơn và chính là công trình hiện nay -cũng đã được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức trùng tu từ giữa năm 1994 đến năm 1995.

Kiến trúc kỳ đài có ba tầng. Từ mặt đất lên tầng dưới bằng 1 lối đi nhỏ ở phía trái Kỳ Ðài, tầng dưới thông với tầng giữa bằng 1 cửa vòm rộng 4 m; tầng giữa thông với tầng trên cùng cũng bằng 1 cửa vòm rộng 2 m. Ðỉnh mỗi tầng có xây 1 hệ thống lan can cao 1 m, được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng. Nền 3 tầng lát gạch vuông và gạch vồ, có hệ thống thoát nước mưa xuống dưới. 
Ấn tượng nhất để ngắm nhìn kỳ đài Huế là đứng trên lan can cao nhất phía đông đàn Nam Giao nhìn xuống thành phố Huế.

Cột cờ Thành Nam

Nằm trên đường Tô Hiệu (phường Ngô Quyền, TP Nam Định), cột cờ Thành Nam là một công trình kiến trúc cổ, có giá trị lịch sử và văn hóa và còn là biểu tượng khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức tự hào, quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do của Tổ quốc.


Cột cờ Thành Nam nằm trên đường Tô Hiệu
 (phường Ngô Quyền, TP Nam Định).

Theo tư liệu lịch sử, cột cờ Thành Nam được xây cùng thời với cột cờ Hà Nội, vào năm Gia Long thứ 11, cao 23,84m. Toàn bộ cột cờ nằm trên hai tầng bệ, cột hình vuông thu dần từ dưới lên. Tầng dưới cùng hình vuông mỗi cạnh dài 16,33m, cao 2,40m. Hai phía Đông và Tây của tầng một có hai cầu thang xây bằng gạch 10 bậc dẫn lên tầng hai, mỗi cạnh dài 11,42m, cao 3,10m. Bốn mặt bệ đều xây lan can, trổ bốn cửa. Trên khuôn cửa Đông có hai chữ Nghênh húc (đón ánh ban mai). Khuôn cửa Nam có hai chữ Hướng quang (hướng theo đức sáng).

Cột cờ Thành Nam gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng. Ngày 27/3/1883, tàu chiến của Pháp từ sông Đào bắn phá vào trong Thành. Tại cột cờ, ở độ cao 11m, về phía Nam còn một vết đạn cắm sâu vào 4cm, đường kính 6cm. Thời kỳ hoạt động bí mật, nhiều cán bộ, Đảng viên vẫn lấy Cột cờ làm nơi liên lạc và sinh hoạt để bàn kế chỉ đạo phong trào. Đến ngày 11/6/1972, máy bay Mỹ đã bắn rocket và ném bom khiến công trình cột cờ bị sập hoàn toàn. Tuy nhiên, năm 1997, kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng thành phố Nam Định, cột cờ đã được phục dựng nguyên dạng.

Cột cờ Hiền Lương

Đây là công trình trọng điểm nằm ở khu vực giao nhau giữa sông Bến Hải và quốc lộ 1A (km 735), trong đó phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, phía Nam thuộc thôn Xuân Hòa, huyện Gio Linh; được xây dựng vào năm 1963 với chiều cao 38 m, trong đó phần đài cao 11,5 m.

Cột cờ Hiền Lương. Ảnh: Tổ quốc

Theo lịch sử, việc dựng cờ và treo cờ Tổ quốc hàng ngày ở đồn Hiền Lương là một cuộc đấu tranh gay go, một cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Ban đầu ta làm cột cờ bằng gỗ phi lao cao 12 m. Bờ nam địch cắm cờ trên nóc lô cốt cao 15 m. Các chiến sĩ của ta lên rừng tìm được cây gỗ 18 m đưa về dựng cột cờ. Địch xây cột cờ bằng bê tông cốt thép cao 30 m. Ta lại dựng cột cờ bằng thép ống cao 34,5 m. Địch tôn cột cờ lên 35 m. Ta xây cột cờ cao 38,6 m, treo lá cờ 134 m2. Lúc đó, nhân dân bờ nam, ở phía trong Dốc Miếu, Cồn Tiên vẫn thấy rõ lá cờ Tổ quốc ở bờ bắc tung bay, vẫy gọi.

Ngày 2/8/1967, địch tập trung nhiều tốp máy bay bắn phá suốt ngày, cột cờ bị gãy. Trong đêm đó, có chiến sĩ đã dũng cảm mang bộc phá sang sông đánh sập cột cờ của địch, chấm dứt vĩnh viễn cờ ba que của ngụy quyền trên bờ nam sông Bến Hải. Bên ta tiếp tục thêm 11 lần dựng cờ bằng gỗ...

Đến ngày 24/4/2005, nhân dịp cả nước kỷ niệm 30 năm ngày thống nhất đất nước, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức dựng lại cột cờ Hiền Lương nguyên mẫu với lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 75 m2 tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành (bờ Bắc sông Bến Hải- vĩ tuyến 17).

Cột cờ Lũng Cú

Hiên ngang đứng trên đỉnh Lũng Cú (thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), nơi điểm cực Bắc của Việt Nam, cột cờ Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển.

Cột cờ Lũng Cú.
Cột cờ Lũng Cú có lịch sử rất lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo và lần khánh thành gần đây nhất vào ngày 25/9/2010. Cột cờ mới có tổng chiều cao 33,15m, trong đó phần thân cột cao 20,25m, phần cán cờ cao 12,9 m, đường kính ngoài thân cột là 3,8m, với cầu thang 135 bậc để khách tham quan lên tới cột cờ.

Về kiến trúc, cột cờ được thiết kế theo hình bát giác, chân cột cờ được gắn 8 tấm phù điêu đá xanh minh họa cho các giai đoạn thời kỳ lịch sử của đất nước và các phong tục tập quán của nhân dân tỉnh Hà Giang, phía trên có gắn 8 mặt trống đồng. Lá cờ Tổ quốc có chiều dài 9m, rộng 6m, diện tích 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.

Cột cờ Lũng cú đã được cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử va danh lam thắng cảnh của đất nước.

CƠM HAY PHỞ



Một hôm trong bữa cơm, ông chồng thủ thỉ với vợ bằng thơ:

Ăn mãi cơm nhà, ngán tận hông
Thèm sao bát phở quán bên sông
Phở ngon, đậm chất vi dinh dưỡng
Xin phép bà, tôi thử được không?


Bà vợ nghe xong, hiểu ý chồng. Hơi tức tối, nhưng vẫn thủ thỉ lại với chồng:

Cơm nhà còn dẻo trong nồi đồng
Phở chỉ thơm tho mùi viễn vông
Bổ dưỡng gì đâu, toàn bột ngọt
Cơm mình chất lượng lắm nghe ông!

Ông chồng tiếp tục nài nỉ vợ, nhưng lần này kiên quyết hơn:

Cơm nhà lạt lẽo, chẳng say nồng
Phở đấy dẻo dai, đúng ý ông
Thôi cứ để tôi qua nếm thử
Một tô chỉ tốn có vài đồng?


Bà vợ lần này tức ra mặt, nên gặn giọng kiên quyết lại vơi chồng:

Phở nấu giò heo chưa cạo lông
Ăn vào bệnh chết đó nghe ông?
Ham chi của lạ, mắc vào "Ếch"
Chỉ có cơm nhà, bảo đảm không?


Ông chồng thấy khuyên vợ không có áp phê, nên lớn tiếng hơn thua:

Nói mãi mà bà chưa chịu thông?
Tôi qua nếm thử chút cay nồng
Rồi mai khi đói dùng cơm lại
Thổi lửa, chung cơm tình vợ chồng.


Bà vợ lần này bốc hỏa thật sự, cơn "Hoạn Thư" đã đỉnh điểm:

Cơm nhà chán cũng ăn nghe ông?
Đừng có mon men, phở với nồng
Cơm lạt thì bà thêm mắm, muối
Phở kia béo ngọt, cũng là không?


Cha hàng xóm bên nhà nghe được cuộc tranh luận nãy giờ, vội hô sang:

Kề cận bên nhà, tôi cứ trông
Mong rằng nếm thử cơm nhà ông?
Ông chê thì để tôi vài bát!
Tôi nếm thử xem có ngọt không?


Bà vợ cha hàng xóm nghe thế, cũng lên tiếng nói với chồng mình:

Cơm khét nhà người, chi việc ông?
Nhà mình có thiếu cháo cơm không?
Chớ mà ăn vụng, coi chừng đấy?
Bà biết thì roi mây tét mông...


Ông chồng lúc này cũng bực mình lên tiếng:

Cơm khét, cơm khê cũng kệ ông
Đứa nào bước tới, chết nghe không?
Chưa ăn, ông để dành khi đói
Đừng tưởng ông đây, hết mặn nồng?


Bà vợ được thế, nên hù chồng:

Sáng dạ ra chưa, cái bụng ông?
Cơm mình lắm kẻ vẫn đang trông
Cơm nhà thơm phức ra ngoài ngõ
Để hở trộm vào, rinh mất không?


Ông chồng lúc này xuống nước, âu yếm vợ nói ngọt:

Tôi hết thèm rồi, phở với nồng
Cơm mình đậm chất, để cho ông
Từ đây dùng mãi tới đầu bạc
Tôi thử bà thôi có biết không... ./.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Bi kịch tình yêu thảm thương nhất trong cung đình VN

Nguồn: http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Bi-kich-tinh-yeu-tham-thuong-nhat-trong-cung-dinh-Viet-Nam/20124/202951.datviet
Hãy đọc và xem các cụ ngày xưa yêu thế nào.
Vì quá si tình Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành, Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh muốn dàng buộc duyên trần với hòa thượng, đã gây nên một kết cục đau lòng...
Cho đến nay, chùa Đại Giác, còn gọi là Đại Giác cổ tự hay chùa Phật lớn (có tượng Di đà lớn) thuộc ấp nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) vẫn lưu truyền giai thoại về một câu chuyện tình đơn phương bi ai nhất giữa công chúa thứ 3 của Hoàng đế Gia Long với nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong Quốc sư.

Chùa Đại Giác, còn gọi là Đại Giác cổ tự hay chùa Phật lớn (có tượng Di đà lớn), tọa lạc ở ấp nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai).
Theo sử sách, Công chúa Ngọc Anh có nhan sắc chim sa cá lặn, nhưng lại nguyện không lấy chồng, mãi thành tâm ăn chay và tụng kinh niệm phật để cầu sự thái bình, thịnh trị cho triều đại nhà Nguyễn. Còn Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành (không rõ năm sinh, quê quán) lúc bấy giờ thuộc phái thiền Lâm Tế, đời thứ 35. Do tư chất thông minh và phẩm hạnh nghiêm mật, được Vua Gia Long xuống sắc, triệu ra kinh đô Huế để giữ chức Tăng cang chùa Thiên Mụ (1813-1823) và được cử làm pháp sư giảng thuyết Phật pháp trong nội cung.
Mối tình oan trái
Với vẻ ngoài ưa nhìn cùng trí thông mình, tài thuyết giảng Phật pháp truyền cảm, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được đông đảo phật tử mến mộ và trong số này có Công chúa Ngọc Anh. Suốt những ngày theo học đạo, cô đã thầm yêu nhà sư và có ý định tìm mọi cách khiến nhà sư phá giới.
Để tránh duyên trần với nàng công chúa nhà Nguyễn, Thiền sư đã dùng Phật pháp ngày ngày giảng giải cho công chúa, với hi vọng cô sớm tỉnh ngộ mối tình oan trái này. Tuy nhiên, dường như điều gì càng cấm thì con người ta lại càng muốn có, công chúa thêm dấn sâu vào mối tình si đơn phương và thậm chí, còn xin Vua Minh Mạng cho kết duyên với vị con nhà Phật này.

Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, vào năm 1821, nhân Hoà thượng Phật Ý - Linh Nhạc viên tịch, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành viện cớ trở về chùa Từ Ân (Gia Định) chịu tang sư phụ, rồi ở lại luôn. Sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong viết: Khi về đến chùa Từ Ân, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành có kể rằng, lúc hoằng hóa ở kinh đô Huế, có công chúa của Vua Gia Long, là đệ tử của ngài, thọ giới Bồ tát được ban pháp danh là Tế Minh, tự Thiên Nhựt có tình cảm luyến ái sâu đậm, muốn ràng buộc duyên tình với hòa thượng, nên hòa thượng phải tìm cách xin về Gia Định.
Kết cục thảm thương
Theo Bách Khoa toàn thư mở, tháng 10 năm Quý Mùi (1823), Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt nhận được tin Công chúa Ngọc Anh, theo lệnh vua Minh Mạng vào Gia Định để cúng dường chùa Từ Ân và Khải Tường. Tin đến bất ngờ làm nhà sư hết sức bối rối, lo âu. Không nghĩ được phương cách nào để tránh sợi dây luyến ái, Thiền sư đến chùa Giác Lâm ở Phú Thọ để vấn kế với Thiền sư Viên Quang và nhận được lời khuyên là phải cố giữ tâm được bình thản và cứ sinh hoạt tự nhiên như mọi ngày.
  Trong thời gian Công chúa ở chùa, mỗi sáng Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt đều phải đến hầu chuyện và cho đến một hôm, nhà sư bỗng dưng biến mất. Không biết nhà sư đi đâu mà dọ hỏi cũng không ai nói, Công chúa cứ nằm trầm tư, buồn bã không thiết cả việc ăn uống. Thấy sức khỏe Công chúa ngày một sa sút, thị giả của nhà sư là sa di Mật Dĩnh sợ rằng, nếu Công chúa có mệnh hệ nào sẽ có hại cho chùa, nên đành phải tiết lộ là Thiền sư đã lên chùa Đại Giác ở Cù lao Phố để nhập thất hai năm.
Được tin này, Công chúa đã thông báo với quan trấn Gia Định lên chùa Đại Giác để cúng dường. Quan Tổng trấn cử phái đoàn hộ tống cô lên chùa Đại Giác. Sau khi đến chùa dâng lễ cúng dường và nhờ đưa đến tịnh thất của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt. Theo sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, trước cửa thất đóng kín của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, Công chúa quì xuống, lễ ba lễ và thưa rằng: "Đệ tử sắp hồi kinh nên đến đây xin hòa thượng cho diện kiến lần chót trước khi lên đường". Không nghe thấy tiếng trả lời, Công chúa lại nài nĩ: "Bạch Hòa thượng, nếu Hòa thượng không tiện ra tiếp, xin Hòa thượng cho con nhìn thấy bàn tay của Hòa thượng, đệ tử cũng hân hoan mà ra về...". Im lặng trong vài phút, Hòa thượng trong thất đưa một bàn tay ra cửa nhỏ, Hoàng cô vội ôm lấy bàn tay hôn nhẹ và khóc...
Sử sách chép, vào khuya đêm đó, trong khi mọi người đang an giấc, bỗng thấy lửa cháy rực ở tịnh thất của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt. Dù tận tình cứu hỏa, nhưng tịnh thất và xác thân Hòa thượng đã cháy tiêu. Còn Công chúa Ngọc Anh, do quá đau buồn, ngay hôm sau, đã uống độc dược quyên sinh tại hậu liêu chùa Đại Giác. Đó là ngày mồng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823).

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

"Hoa mắt" với nghệ thuật ảnh ảo đánh lừa thị giác

Tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật từ ảo giác quang học, đảm bảo sẽ khiến bạn "quay cuồng ngơ ngẩn" vì "hoa mày chóng mặt" đấy!
Ảnh ảo giác quang học, hay còn được gọi là “ảnh đánh lừa thị giác”, là loại ảnh có thể khiến cho mắt bạn nhìn thấy những thứ “1 mà không phải là 1”. Vậy tại sao, các bức ảnh này lại có thể hoạt động như vậy? Bí ẩn gì nằm bên trong cơ cấu của chúng?


Bức ảo ảnh kinh điển nhất này có tên là Illusion Snake (“Rắn ảo”). Phải hết sức tập trung bạn mới có thể khiến những vòng tròn này đứng yên đấy.

Bạn đếm được bao nhiêu chấm đen nào?
 
Cách giải thích hợp lý và đơn giản nhất cho ảnh ảo giác quang học chính là khả năng nhìn nhận sai lầm của đôi mắt chúng ta.
Mắt người hoạt động trên cơ chế quang học kỳ diệu. Nhưng đôi khi, sự kỳ diệu cũng có sai lầm. Mắt bao gồm hai loại tế bào thần kinh, tế bào hình nón và tế bào hình que. Tế bào hình nón có nhiệm vụ nhận diện màu sắc, trong khi tế bào hình que cảm nhận ánh sáng. Số lượng tế bào hình nón nằm trên các cạnh võng mạc rất ít. Do đó, một đối tượng được nhìn thấy ở phần khóe mắt sẽ có chút sai lệch.
Những màu sắc khác nhau hấp thụ một lượng ánh sáng khác nhau. Sắc thái và kết cấu màu sắc sẽ ảnh hưởng đến lượng ánh sáng phản xạ từ bề mặt màu. Kết hợp đúng sắc thái của một số màu sắc nhất định sẽ làm cho đối tượng “màu mè” dường như có chiều sâu. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức các đối tượng màu khác nhau của mắt, dẫn đến ảo giác quang học.


Tập trung nhìn vào chấm đen một lúc, bạn sẽ thấy vùng bóng mờ bên ngoài co vào bên trong, dần dần chuyển thành màu trắng.
Nhìn thật lâu vào chấm đen ở giữa ảnh, bạn sẽ thấy những chấm màu bên ngoài dần dần biến mất. Dám cá là khi đưa mặt ra xa màn hình, có bạn sẽ thắc mắc “hình như chấm này lúc nãy không có ở trong hình?”.

Ban đầu, hình ảnh chỉ là vòng tròn được cấu thành từ những chấm màu hồng chớp tắt liên tục. Nhưng, ngay khi tập trung vào dấu cộng ở giữa vài giây, bạn sẽ thấy một chấm tròn màu xanh chạy dọc theo vòng tròn đó.
Hai vòng tròn này hoàn toàn không hề chuyển động. Nhưng hãy thử nhìn vào chấm tròn ở giữa, sau đó đưa mắt lại gần rồi ra xa chầm chậm, bạn sẽ thấy “điều kì diệu”.
Với những bức ảnh sau, bạn hãy thử chỉ nhìn tập trung đúng vào một điểm trên ảnh, tuyệt đối không di chuyển tầm nhìn của mình dù chỉ là 1mm nhé!

Các bạn có cảm thấy những chấm đen này đang tạo thành các cơn sóng trùng trùng điệp điệp?
Ba cột tròn xoay, xoay, xoay, xoay…

Cứ như là xoắn ốc này đang hút lấy chúng ta vào trong ý, lại còn có đèn chớp tắt nữa!

Mem nào có thể làm cho nhiều hơn một vòng tròn đứng im giơ tay lên nào!

Đến đây thì bó tay toàn tập với tác phẩm “kính vạn hoa” này!
Những bức ảnh sau đây sẽ khiến mắt bạn cảm nhận sai lệch hoàn toàn về hình ảnh cũng như màu sắc.
Có phải bạn đang thấy một đường xoắn ốc? Bây giờ, thử dùng ngón tay mình và di chuyển theo đường tròn xem, hãy coi chừng kẻo bạn đi lạc đấy!

Bạn có thấy vùng màu xanh lam trên hình không? Đó thật ra là màu xanh lục đấy! Cách kiểm tra tốt nhất là bạn dùng Photoshop, chọn công cụ Eyedropper Tool (I) rồi chọn thử hai màu này, kiểm tra thông số thì sẽ thấy chúng là một.

Theo bạn, những đường nằm ngang này có thẳng hàng không? Hỏi
 
Góp vui với các Bác cho nó thêm nhức đầu thêm.Hihi














sưu tầm