Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Vui một tí

Đàn ông trước khi cưới như một chú gà trống hùng dũng, cưới vợ rồi xác xơ không còn một cọng lông... một trong những hình ảnh thú vị về chuyện vợ chồng ở Việt Nam.

Bài học vỡ lòng trước khi làm chồng: Phải ngoan!
Ôi, cuộc đời đàn ông!
Lấy vợ rồi, cứ dép rách mà đi...
Bước đường vô sản hóa của những ông chồng.
Vợ luôn đúng - đó là chân lý ở đời.
Bí quyết để vợ đẹp, con xinh.
Chồng uống, vợ khen, cả xóm thèm.
Đám cưới mùa ngập lụt.
Khi chú rể thích khoe "lốp căng".
Lãng mạn đám cưới bằng xe trâu.

Máy cày đưa nàng về dinh.
Đám cưới trăm năm có một: Hà Nội trong trận lụt lịch sử 2008.
Cái gì cũng có thể cho thuê, kể cả đám cưới.
Chạy đâu cho thoát.

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Trên từng cây số



Lời bài hát trong phim:

НИЕ СМЕ НА ВСЕКИ КИЛОМЕТЪР

Нас червеното знаме роди ни,
нас не ще ни уплаши смъртта -
ние сме на всеки километър
и така - до края на света.

Пада другарят в смъртен бой,
пада за теб, свобода,
за да изгрее и стане той
малка червена звезда.

Нас далечни победи ни викат,
нас ни чака в зори радостта -
ние сме на всеки километър
и така - до края на света.


Trên từng cây số (tiếng Bulgaria: На всеки километър) là một bộ phim truyền hình Bulgari, kể về cuộc chiến của nhân dân Bulgari trong Đệ Nhị Thế Chiến, công cuộc tái thiết và chống lại các lực lượng phá hoại. Bộ phim gồm 26 tập chia làm hai phần, quay trong những năm 60 củathế kỷ 20 và bắt đầu trình chiếu từ năm 1969.
Diễn viên thủ vai chính đại úy Deanov lúc trưởng thành hiện đang là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Bulgaria từ năm 2005, Stefan Danailov (sinh ngày 9/12/1942).
Vai đại úy Bômbốp do nghệ sỹ nhân dân Grigor Vachkov (26/5/1932-18/3/1980) đóng.

"THIẾU TÁ" TÀI BA BỘ TRƯỞNG TÂM HUYẾT

Ở buổi rạng đông của vô tuyến truyền hình (đối với nước ta là thập niên 1960, đặc biệt là từ 1975), những bộ phim truyện nhiều tập trên màn ảnh nhỏ để lại trong lòng khán giả Việt Nam những ấn tượng khó quên. Bộ phim truyện tình báo Trên từng cây số dài 26 tập của điện ảnh Bulgaria nằm trong số tác phẩm hiếm hoi đó, mang lại niềm hồi hộp, chờ đón kéo dài hàng mấy tháng trời.
05-Thieu-ta-23108-300A1.jpg

Cuộc phiêu lưu thực thi công vụ của thiếu tá tình báo Deianov đẹp trai, tài ba và vô cùng mưu trí, dũng cảm trong phim Trên từng cây số đã lôi cuốn những người hàng xóm láng giềng quây tụ trước màn hình trắng - đen hồi ấy. Khán giả Việt Nam mê Deianov đến mức tìm mua ảnh của anh về dán trên tường, dán vào sổ tay, thậm chí còn gài vào ví như một thứ tùy thân... Hình ảnh Deianov thời đó còn oai phong và có giá trị hơn nhiều so với hình ảnh của điệp viên 007 mãi về sau này mới được ra mắt. Từ bấy đến nay, chàng diễn viên thủ vai Deianov – Stefan Danailov – đã trở thành biểu tượng của sự thành đạt ở xứ sở Hoa Hồng.

      Stefan Danailov cất tiếng chào đời ngày 9.12.1942 tại Sofia và từ nhỏ đã nuôi mộng trở thành thủy thủ tàu viễn dương. Ngay khi đang ngồi ghế nhà trường, Stefan đã phát lộ năng khiếu đóng kịch nên cậu diễn viên nghiệp dư này được phân một vai trong bộ phim Những dấu vết còn lại. Có lẽ lần đầu xuất hiện trên màn ảnh ấy là hết sức thú vị và đã lái chí hướng của Stefan Danailov vào con đường nghệ thuật. Năm 21 tuổi (1963), chàng thanh niên đẹp trai được nhận vào học lớp đào tạo diễn viên của giáo sư Stefan Syrchadjev thuộc trường Đại học Sân khấu VITIZ mang tên Kr. Sarafov. Tốt nghiệp năm 1966, Stefan Danailov trở thành diễn viên chính của những nhà hát lừng danh ở Bulgaria như Nhà hát Nhân dân Ivan Vazov, Nhà hát Plovdiv (1966-1967), Nhà hát Quân đội Nhân dân, nay là Nhà hát Quân đội Bulgaria (1973-1979). 

05-Thieu-ta-23108-300A2.jpg

 Stefan Danailov đã đóng vai chính trong sáu chục bộ phim điện ảnh và truyền hình, kể từ những vai diễn đầu tiên trong các phim Buổi sáng thứ Hai, Biển, Mùi dầu lạc, đáng kể nhất là Viên thanh tra và đêm tối (1963), Chức vụ đầu tiên (hợp tác Liên Xô – Bulgaria, 1966), Thiên thần đen (1969),Trên từng cây số (truyền hình 26 tập, 1968-1971), Hoàng tử (1970), Ivan Kondarev (1972), Hừng đông trên sông Drava (1974),  Yulia Vrevskaya(1977), Hơi ấm, Vũ điệu trắng, Mưa suốt 24 giờ (1982), Boris Đệ Nhất (1984), Cuộc chơi lớn (phim truyền hình, 1988), Vũ hội hóa trang (1990), Chàng Don Quixote trở về (1996), Sau ngày tận thế (1998), Hãy tha thứ cho chúng tôi (2003)... Ngoài ra, Stefan Danailov còn được mời tham gia những bộ phim do Bulgaria hợp tác sản xuất với Liên Xô, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Italy... Ở cái thời bộ phim truyện hình sự nhiều tập Italy Bạch tuộc nổi đình nổi đám, hãng RAI của Italy đã mời Stefan Danailov sang đóng một số vai, và sự xuất hiện của “cựu sỹ quan tình báo Đỏ” đã hút hồn hàng triệu khán giả. Michel Placido – diễn viên huyền thoại làm nên thành công của chuỗi phim Bạch tuộc - đã nhận xét về người bạn diễn mới mẻ của mình: “Stefan Danailov là một diễn viên vĩ đại”. 

05-Thieu-ta-23108-300A3.jpg

  Qua các kỳ Liên hoan phim toàn Bulgaria (thường được tổ chức tại thành phố biển Varna), Stefan Danailov đã được tặng giải Đặc biệt (1969) về phim Trên từng cây số, hai giải diễn viên nam xuất sắc nhất (1970) về vai Hoàng tử Sviatoslav Terter trong phim Hoàng tử và vai nam chính trong phim Thiên thần đen. Trên trường quốc tế, nghệ sỹ đã giành được giải thưởng cao nhất tại Liên hoan phim Karlovi Vari (Tiệp Khắc) 1970. Tháng 11.2002 Stefan Danailov được tặng giải Paisiy Hilendarski (mang tên một nhà khai sáng thế kỷ XVIII được người Bulgaria phong thánh) về những cống hiến xuất sắc cho nền văn hóa hiện đại Bulgaria... Mới đây nhất, ngày 9.4.2008, nghệ sỹ được tặng giải thưởng hàng năm của Hiệp hội Viện sĩ hàn lâm 21 vì có công thúc đẩy các hoạt động sáng tạo và tổ chức củng cố nền văn hóa Bulgaria. 
      Với một bề dày trong lao động sáng tạo như thế, dễ hiểu vì sao, khi chuyển sang phụ trách những khóa đào tạo diễn viên từ năm 1988, Stefan Danailov lại được học trò tôn làm sư phụ. Năm 1996 ông được phong hàm phó giáo sư và năm 1999 – giáo sư của Học viện Điện ảnh và Sân khấu Sofia.
Cùng với những hoạt động sân khấu và điện ảnh, Stefan Danailov có một đời sống xã hội rất chan hòa và mang tính tiên phong - âu đó cũng là điều cần phải có của một thần tượng, một người của công chúng. Năm 1994, nghệ sỹ sáng lập, rồi nhận làm Phó chủ tịch của Quỹ xã hội Avansena, từ năm 1996 đảm nhận cương vị Chủ tịch Ủy ban Quốc gia thuộc Viện Quốc tế Sân khấu Địa Trung Hải. Từ năm 2001 đến năm 2005 là đại biểu quốc hội Khóa 39, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa thuộc Quốc hội Bulgaria, góp phần xây dựng và thông qua nhiều sắc luật quan trọng đối với nền văn hóa - giáo dục nước nhà: Luật về Điện ảnh, Luật về Quyền tác giả, Luật về Thư viện Công cộng, Luật về Giáo dục Toàn dân, Luật về Giáo dục Đại học... Năm 2005, Stefan tái đắc cử đại biểu quốc hội và ngày 17.8 năm đó được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Tuy bây giờ, nghệ sỹ ít xuất hiện trong những thước phim nghệ thuật, song những điểm nhấn của tổ hợp Cung Văn hóa Quốc gia, được khánh thành năm 1981, nhưng nay đã xuống cấp rất nhiều. Trước đây, để kỷ niệm người đã sinh ra mình, Cung Văn hóa đã mang tên Liudmila Zhivkova (con gái của cố Tổng bí thư Đảng Cộng sản Bulgaria Todor Zhivkov. Bà nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật Bulgaria. Bà chính là người nêu chủ trương và tổ chức việc xây dựng tổ hợp công trình Cung Văn có thể gặp lại trên những phương tiện truyền thông một gương mặt thân quen của thiếu tá tình báo Deianov - nay đã ngoại lục tuần, nhưng vẫn giữ nguyên vẻ tinh anh và đôn hậu. Ấy là khi Stefan Danailov Bộ trưởng Bộ Văn hóa đến thăm khu nghỉ dưỡng của những nghệ sỹ lão thành với tình cảm thân tình và ra những quyết định nhằm cải thiện điều kiện sống cho họ. Ấy là khi Stefan Danailov Bộ trưởng Bộ Văn hóa đấu tranh quyết liệt với sự thoái thác của vị thị trưởng Sofia để phục chế tượng đài 1.300 năm Bungari (681-1981). Công trình nghệ thuật bề thế này là một trong hóa này rồi qua đời năm 1983 bởi những nguyên nhân đến nay vẫn chưa sáng tỏ)... Quyết tâm của Stefan Danailov biểu thị rõ tâm huyết với nền văn hóa dân tộc, bởi vì Diễn đàn UNESCO tháng 2.2008 đã ra nghị quyết xây dựng Sofia thành trung tâm bảo tồn di sản văn hóa của cả vùng Đông Âu và Nam Âu.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Hà Nội trước 1975 dưới ống kính chuyên gia Đông Đức

Nguồn: http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Ha-Noi-truoc-1975-duoi-ong-kinh-chuyen-gia-Dong-Duc/20125/212791.datviet
Chuyên gia CHDC Đức đi thăm nhiều địa điểm khác nhau và ghi lại những hình ảnh chân thực về cuộc sống và con người miền Bắc sau cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của không quân Mỹ vào năm 1972.
>> Những hình ảnh vô giá về đất lửa Quảng Bình
>> Ảnh hiếm: Đám cưới gần vĩ tuyến 17 năm 1969

Günter Mosler - kỹ sư luyện kim của Cộng hoà dân chủ Đức đã đến miền Bắc Việt Nam trong những năm 1973-1974 để giúp các đồng nghiệp người Việt xây dựng một nhà máy sản xuất gang thép ở Thái Nguyên.
Trong thời gian này, Günter Mosler đã đi thăm nhiều địa điểm khác nhau và ghi lại những hình ảnh chân thực về cuộc sống và con người miền Bắc sau cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của không quân Mỹ vào năm 1972. Các bức ảnh được ông đăng tải trên trang Panoramio.
Dưới đây là những bức ảnh ông thực hiện ở Thủ đô Hà Nội:



Cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn.
Giấc ngủ trưa bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
Người ngủ, người ngồi nghỉ, người khác thì bơi lội dưới hồ.
Xe điện ở khu vực ngã 5 bờ hồ Hoàn  Kiếm.
Đường phố Hà Nội.
Dấu tích đổ nát do bom Mỹ gây ra vẫn còn hiện diện.
Trẻ em tụ tập trên vỉa hè.
Chùa Quán Sứ.
Kĩ sư Günter Mosler và vợ thăm một ngôi chùa.
Mái chùa cổ kính.
Bơi thuyền trên hồ Hoàn Kiếm.
Chụp ảnh lưu niệm bên bờ hồ.
Tại một công viên ở Hà Nội.
Một con thuyền trên sông Hồng, nhìn từ khu vực Nhật Tân.
Đài tưởng niệm những nạn nhân của bom Mỹ trên phố Khâm Thiên ngày 26/12/1972 tạc dòng chữ "Khâm Thiên khắc sâu căm thù".
Xác máy bay B52 ờ phường Quảng An.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Lấy vợ là bất khả kháng

Vợ Xấu là Bất Tài
Vợ Ðẹp là Bất Hạnh
Vợ Bỏ là Bất Lực
Ế Vợ là Bất Trí
Có Vợ Bé là Bất Nhân
Giựt Vợ người khác là Bất Lương
Bị Vợ ly dị là Bất Cẩn
Còn ly dị Vợ là Bất Lợi
Vợ Ghen mà làm thinh là Bất Chấp
Vợ Chồng bên nhau mãi mãi là Bất Tử
Vợ Chồng cãi lộn là Bất Hòa
Vợ giận không nói là Bất Hợp Tác
Vợ Chồng giận nhau là Án Binh Bất Ðộng
Vợ Chồng đánh nhau là Bất Phân Thắng Bại
Bị Vợ đánh mỗi ngày mà không sợ là Bất Khuất
Ý Vợ nói là Bất Di Bất Dịch
Áo Vợ mặc là Bất Luận
Cơm Vợ nấu là Bất Kiến
Ðồ đạc của Vợ là Bất Ðộng Sản
Em gái của Vợ là Bất Khả Xâm Phạm
Khen gái đẹp trước mặt Vợ là Bất Tiện
Vợ được người ta khen nhiều là Bất Ổn
Vợ không cho lại gần là Bất Thường
Vợ không cho ngũ chung là Bất Mãn
Léng phéng mà vợ bỏ qua cho thì Bất Quá Tam
Vợ bắt được quả tang (với em) thì Thiên Bất Dung Tha
Vì Vợ mà thi rớt là Bất Ðạt
Vì Vợ mà bỏ bạn là Bất Tin
Vì bạn mà không thương Vợ là Bất Công
Vì Vợ mà bỏ cha mẹ là Bất Hiếu
Vì cha mẹ mà phụ Vợ là Bất Nghĩa
Vì tiền mà xem thường cha mẹ Vợ là Bất Kính
Lương đưa hết cho Vợ là Luật Bất Thành Văn
Tiền đưa cho Vợ với tiền của Vợ là Bất Ðẳng Thức
Nói Chung , Lấy Vợ là Chuyện Bất Ðắt Dĩ ,
Nhưng Lại Là Chuyện Bất Khả Kháng

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

The day before you came


 "The day before you came" là tên một bài hát nổi tiếng của ABBA, nội dung nói về tâm trạng một cô gái có một cuộc sống đơn điệu Sáng 8 giờ lên tàu hỏa đến văn phòng làm việc. Trưa đi ăn, chiều về làm việc tiếp trong văn phòng. Tối về nhà ăn cơm, xem vô tuyến một mình rồi lên giường đọc truyện và ngủ. Ngày nào cũng vậy. Cuộc sống của cô chỉ đổi thay khi có một chàng trai xuất hiện.


Lời bài hát tiếng Anh:

Must have left my house at eight, because I always do
My train, Im certain, left the station just when it was due
I must have read the morning paper going into town
And having gotten through the editorial, no doubt I must have frowned
I must have made my desk around a quarter after nine
With letters to be read, and heaps of papers waiting to be signed
I must have gone to lunch at half past twelve or so
The usual place, the usual bunch
And still on top of this Im pretty sure it must have rained
The day before you came

I must have lit my seventh cigarette at half past two
And at the time I never even noticed I was blue
I must have kept on dragging through the business of the day
Without really knowing anything, I hid a part of me away
At five I must have left, theres no exception to the rule
A matter of routine, Ive done it ever since I finished school
The train back home again
Undoubtedly I must have read the evening paper then
Oh yes, Im sure my life was well within its usual frame
The day before you came

Must have opened my front door at eight oclock or so
And stopped along the way to buy some chinese food to go
Im sure I had my dinner watching something on tv
Theres not, I think, a single episode of dallas that I didnt see
I must have gone to bed around a quarter after ten
I need a lot of sleep, and so I like to be in bed by then I must have read a while
The latest one by marilyn french or something in that style
Its funny, but I had no sense of living without aim
The day before you came

And turning out the light
I must have yawned and cuddled up for yet another night
And rattling on the roof I must have heard the sound of rain
The day before you came

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Đôi bờ



 Đôi bờ (tiếng Nga: Два берега) là một bài hát Nga, lời của Grigorii Mikhailovich Pozhenyan (Григо́рий Миха́йлович Поженя́н), phần nhạc do Andrey Yakovlevich Eshpai (Андре́й Я́ковлевич Эшпа́й) viết cho bộ phim Khát (Жажда) năm 1960 với tên gọi nguyên thủy là Мы с тобой два берега (Em và anh, đôi bờ).

Nội dung bài hát theo nguyên tác là nói về một mối tình vô vọng của một cô gái và chính bản thân người con gái cũng nhận thức được điều ấy. Nhưng sâu thẳm tận đáy lòng mình, cô gái lại không hề muốn tin và vẫn hy vọng, đợi chờ. Hình ảnh những con vịt đều có đôi và những bạn gái đều đã có người yêu làm cô không khỏi chạnh lòng, nghĩ đến tình cảnh hiện tại của mình và người con trai như hai bờ của một dòng sông. Tuy vậy, cô vẫn kiên định chờ đợi...

Giai điệu của bài hát nhẹ nhàng, sâu lắng, phản ảnh nội tâm một người thiếu nữ. Lời Việt của bài hát rất thơ mộng nhưng thực ra không còn đúng ý của nguyên tác. Câu kết của nguyên tác "Мы с тобой два берега у одной реки" nghĩa là "Em và anh (mãi) như hai bờ của một dòng sông ", hàm ý chẳng bao giờ gặp được nhau.

Đôi bờ đã trở thành bản tình ca Nga ngọt ngào luôn chinh phục, ngự trị tâm hồn những người Việt Nam đã từng đến Nga và cả những ai yêu nhạc nhưng chưa bao giờ đặt chân lên mảnh đất đầy tuyết trắng ấy. Nhiều người đã thuộc lòng lời Việt.


Lời bài hát tiếng Việt
Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời
Lòng em riêng biết có yêu anh, Giữa tình đôi lứa ta,
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...

Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng
Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng
Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với niềm tin thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...

Đêm dần qua, ánh ban mai đang lan tràn dâng tới.
Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...

Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Triệu đóa hồng-Millions of roses


TRIỆU ĐÓA HỒNG-Nhạc Liên Xô

Một chuyện tình yêu anh họa sĩ
Gửi trong tranh vẽ những vui buồn
Và anh thầm yêu nàng ca sĩ
Cô gái rất yêu bông hoa hồng.

Tặng một đại dương hoa hồng thắm
Cho nàng ca sĩ anh yêu thầm
Và ngôi nhà xinh anh đã bán
Bằng dòng máu nóng trái tim mình.

Dưới ánh nắng sương long lanh, triệu cành hồng khoe sắc thắm
Mỗi sáng sớm bên song thưa, em bên hoa cười trong nắng
Sẽ diễm phúc cho ai kia được yêu thương lòng say đắm
Sẽ mãi mãi như hoa kia trao cho em suốt cuộc đời.

Và khi bình minh em tỉnh giấc
Tưởng còn say đắm giấc mơ vàng
Quảng trường nhà em hoa rực rỡ
Ai đã mang hoa trao cho nàng.

Thầm hỏi lòng em ai triệu phú?
Ai người mang đến những bông hồng?
Một mình lẽ loi trong thương nhớ
Chờ em anh đứng dưới hiên buồn.

Dưới ánh nắng sương long lanh, triệu cành hồng khoe sắc thắm
Mỗi sáng sớm bên song thưa, em bên hoa cười trong nắng
Sẽ diễm phúc cho ai kia được yêu thương lòng say đắm.
Sẽ mãi mãi như hoa kia trao cho em suốt cuộc đời.

Tình yêu thường hay mang buồn bã
Tình thương đem đến những ê chề
Triệu hoa hồng tươi rồi cũng úa
Chua xót cho ai tặng hoa hồng

Đời vẫn lẻ loi anh họa sĩ
Đem buồn vui vẽ bức tranh màu
Trả một tình yêu trong lặng lẽ
Từng đêm anh dỗ giấc mơ về

Dưới ánh nắng sương long lanh, triệu cành hồng khoe sắc thắm
Mỗi sáng sớm bên song thưa, em bên hoa cười trong nắng
Sẽ diễm phúc cho ai kia được yêu thương lòng say đắm.
Sẽ mãi mãi như hoa kia trao cho em suốt cuộc đời.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Vui một tý

Cao thủ

Jim cầm một cái quần cũ vào bên trong một cửa hàng trên có đề tấm bảng “Mua bán quần áo cũ”. Anh ta hỏi ông chủ cửa hàng:
- Ông trả tôi bao nhiêu cho cái quần này?
Ông chủ liếc sơ qua rồi trả lời cộc lốc:
- Hai đô la!
- Cái gì? Tôi nghĩ ít nhất nó cũng đáng giá năm đô la!
- Không - ông chủ cửa hàng kiên quyết - nó chỉ đáng hai đô la, không hơn một xu.
- Ông chắc chứ?
- Chắc chắn như thế!
- Được rồi, tiền của ông đây! - Jim vừa nói vừa rút hai đô la đưa cho ông chủ - Cái quần này treo ngoài cửa tiệm của ông, nó có gắn bảng giá là 6,5 đô la, nhưng tôi nghĩ như thế là mắc quá nên tôi muốn biết chắc giá thật của nó là bao nhiêu!

Khoe khoang

Ba mày râu gặp nhau bàn tính về chuyện ăn.
A: Tôi có thể ăn một lúc hai quả trứng gà.
B: Tưởng gì! Tôi có thể ăn một lúc được ba quả trứng gà.
C: Thế thì nhằm nhò gì! Một lúc tôi có thể ăn hàng trăm quả trứng.
A & B: Thật không? Trứng gì vậy?
C: Trứng cá!
A & B: Trời!!!

Tài thuyết phục

- Tôi kết hôn với một nữ luật sư, nàng có tài thuyết phục thật kinh hồn. Khi tôi quyết định ly dị để làm lại cuộc đời với một cô gái mà tôi yêu thắm thiết thì nàng đã thuyết phục được tôi ở lại với nàng vì hạnh phúc của các con.
- Đó là điều thông thường, phụ nữ vẫn dùng cách này để cứu vãn hôn nhân của mình.
- Vâng, mãi về sau tôi mới nhớ ra rằng chúng tôi chưa bao giờ có con.

Phụ nữ khó hiểu thật

John trở về ký túc xá với hai con mắt bầm tím.
- Cậu làm sao vậy? - Anh bạn cùng phòng hỏi.
- Thật tình, tớ thấy phụ nữ khó hiểu quá. Tớ đang đi phía sau cô gái thì thấy một con sâu rơi trên cổ cô ta, tớ liền đưa tay gỡ nó xuống, cô ta quay lại và ngay lập tức một con mắt của tớ đổi màu!
- Thế còn con mắt còn lại?
- Cũng chính là cô ta, sau khi bị đánh, tớ nghĩ là cô ta không thích bèn đặt con sâu vào chỗ cũ.

Chuyện vợ chồng

Nửa đêm, chuông điện thoại nhà bác sĩ reo. Giọng nói hốt hoảng của một khách hàng quen.
- Alo, bác sĩ ơi! Ông đến ngay nhà tôi đi, thằng con trai tôi nó lỡ nuốt cái bao cao su vào bụng rồi.
- Được rồi, tôi đến ngay.
Bác sĩ vội thu dọn đồ nghề và chuẩn bị ra khỏi cửa nhà, đột nhiên chuông điện thoại lại vang lên. Vẫn giọng nói khi nãy:
- Thôi khỏi bác sĩ, tôi tìm được cái khác rồi.

Nhà giống, người cũng giống

Cảnh sát hỏi một nghi can:
- Đêm khuya, anh mò vào nhà người khác làm gì?
- Chung cư mới xây, toàn là nhà giống nhau, tôi say quá nên vào nhầm nhà.
- Thế tại sao anh lại bỏ chạy khi trông thấy bà này bước ra?
- À, tôi tưởng đấy là bà vợ tôi.

Bảo vật hoàng cung Triều Nguyễn

Dưới thời phong kiến, Hoàng cung vốn bí ẩn với người đời, bảo vật Hoàng cung lại càng bí ẩn, đến nỗi những người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này hàng trong trăm năm cơ hồ chỉ có mấy người...

Bảo vật hoàng cung như tên gọi của nó, ngay từ khi được chế tác hay lưu truyền qua các triều đại đều là những vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của vua chúa. Sự chuyển giao những bảo vật này được coi như sự chuyển giao triều đại, ngôi vị quyền lực. Dưới thời phong kiến, hoàng cung vốn bí ẩn với người đời, bảo vật hoàng cung lại càng bí ẩn, đến nỗi những người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này trong hàng trăm năm cơ hồ chỉ có mấy người
Chiếc chậu bằng vàng này có trọng lượng 1,4kg. 
Hoa văn hình rồng, thể hiện quyền lực hoàng gia được trang trí trên thành chậu.

Bộ ấm chén ngọc có bọc vàng trang trí với trọng lượng của cả bộ là 2,6kg.

Ba chiếc ấn của triếu Nguyễn, theo thứ tự từ trái sang phải là ấn "Sắc Mệnh Chi Bảo", ấn "Đại Nam Thụ thiên Vĩnh mệnh Truyền Quốc Tỷ" và ấn "Quốc Gia Tín Bảo. Hai chiếc ấn phía ngoài làm bằng vàng khối và chiếc ở giữa làm bằng ngọc

Cuốn sách được đúc bằng vàng, ghi lại thân thế của người trong hoàng tộc với khối lượng lên đến 3,3kg.

Hai thanh kiếm với chuôi và vỏ làm bằng vàng, ngọc của hoàng gia.
Trọng lượng của mỗi thanh kiếm lần lượt là 1250g và 580g.

Mũ bình thiên cũng được trang trí bằng vàng ngọc với trọng lượng 660g.

Mũ thượng triều được trang trí cầu kỳ bằng vàng và ngọc. Mũ có trọng lượng 640g  
 
Đài thờ bằng vàng nạm ngọc được sử dụng trong hoàng cung thời Nguyễn. 
Mỗi chiếc có trọng lượng xấp xỉ 4,3 kg.

Chế độ phong kiến đã chấm dứt ở Việt Nam gần một thế kỷ. Những bảo vật hoàng cùng không còn thuộc về vua chúa. Chúng đã trở thành những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, được xuất hiện trước con mắt chiêm ngưỡng của mọi tầng lấp dân chúng. Những bảo vật ấy không những chứa đựng những giá trị lịch sử phong phú mà còn phản ánh tài nghệ tuyệt với của các nghệ nhân người Việt. 


Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Toàn cảnh lễ nhậm chức Tổng thống Nga Putin tại Điện Kremlin


Trưa 7/5, ông Valdimir Putin đã chính thức đánh dấu sự trở về điện Kremlin bằng lễ nhậm chức Tổng thống Nga.
Lễ nhậm chức của Tổng thống mới đắc cử Nga Vladimir Putin đã chính thức bắt đầu vào lúc 11h30 trưa qua, 7/5 (giờ Moscow) tại điện Kremlin tráng lệ và cổ kính, trong điều kiện an ninh được thắt chặt.
Lễ nhậm chức Tổng thống Nga được tổ chức tại ba sảnh lớn của điện Kremlin, trước sự chứng kiến của khoảng 2.000 khách mời, trong đó có người tiền nhiệm Dmitry Medvedev. Ngoài ra, cựu Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi cũng có mặt.
RIA Novosti đưa tin, một số tuyến phố của thủ đô Moscow đã bị phong tỏa giao thông khi đoàn xe hộ tống ông Putin tiến vào điện Kremlin, bắt đầu nghi lễ nhậm chức Tổng thống. Những ga tàu điện ngầm gần đó cũng đóng cửa nhằm đảm bảo an ninh một cách tối đa. Hơn 200.000 cảnh sát và nhân viên an ninh đã được huy động khắp Moscow, bao gồm 13.000 nhân sự ở khu vực trung tâm. Các đơn vị chống bạo động được thiết lập và sẵn sàng vào vị trí từ trước khi sự kiện diễn ra.
Được biết, Moscow đã chi 26 triệu rúp (tương đương 878.400 USD) cho lễ nhậm chức của ông Putin.

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Ngày chiến thắng 9 Tháng Năm- День Победы-Victory Day (9 May)


Ngày Chiến thắng 9/5/2008 tại Moscow

Có sự trùng hợp lý thú: ngày 30/4 là ngày Quân đồi Liên Xô cắm lá cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc hội phát xít Đức tai Beclin cũng là ngày Quân giải phóng cắm cờ lên Dinh Độc lập của chế độ nguỵ quyền Sài Gòn. Ngày 07/5 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam thì ngày 09/5 được coi là ngày Chiến thắng của Nga. Ngày 02/9/1945 là ngày phát xít Nhật Bản ký biên bản xác nhận sự đầu hàng vô điều kiện của họ trước đại diện toàn quyền các nước đồng minh chống phát xít trùng với ngày Quốc khánh của Việt Nam
Ngày Chiến thắng (tiếng Nga: День Победы, chuyển tự La Tinh: Den Pobedy) được coi ngày kỷ niệm chiến thắng hoàn toàn của các nướcĐồng Minh chống phát xít (trong đó có Liên Xô) đối với quân đội Đức Quốc xã. 22 giờ 43 phút ngày 8 tháng 5 năm 1945 theo giờ Berlin (tức 0 giờ 43 phút ngày 9 tháng 5 theo giờ Moskva), tại một trường quân sự cũ ở Karlshorst gần Berlin trước sự chứng kiến của đại diện các cường quốc đồng minh, các đại diện toàn quyền được uỷ nhiệm của nước Đức Quốc xã ký vào biên bản xác nhận họ đầu hàng không điều kiện. Các nước đồng minh chống phát xít ở phương Tây cũng kỷ niệm trước đó một ngày. 2 giờ 41 phút ngày 7 tháng 5, (giờ GMT, tức 5 giờ 41 sáng ngày 7 tháng 5 theo giờ Moskva) tại Reims (Pháp), các đại diện quân đội Đức Quốc xã đã ký biên bản xác nhận sự đầu hàng sơ bộ của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía Tây và Bắc Ý. Kể từ năm 1946 trở đi, Liên Xô (cũ), các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (cũ), các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng như Liên Bang Nga và các nước trong Cộng đồng SNG hiện nay đều lấy ngày 9 tháng 5 làm ngày chiến thắng phát xít Đức trong khi các nước Tây Âu và Hoa Kỳ lấy ngày 8 tháng 5 theo sự công bố chính thức của văn bản Reims.
Tại Liên Xô (cũ) cũng như Liên Bang Nga và các nước trong cộng đồng SNG hiện nay, Ngày Chiến thắng được coi là ngày quốc lễ và là ngày nghỉ. Trong ngày này, các lễ hội kỷ niệm được tổ chức tại Moskva, thủ đô các nước cộng hoà liên bang và nhiều thành phố lớn. Tại những năm kỷ niệm tròn 5 và tròn 10 (so với năm 1945), các lễ hội được tổ chức với quy mô lớn hơn, bao gồm các cuộc duyệt binh, diễu binh của quân đội và các cuộc diễu hành của quần chúng nhân dân. Theo truyền thống có từ ngày 9 tháng 5 năm 1947 và cho đến hiện nay, các lễ duyệt binh tại Moskva luôn được tổ chức tại Quảng trường Đỏ, lấy Lăng Lenin làm lễ đài và lấy Điện Kremli, biểu tượng quyền lực chính trị của Liên Xô (trước đây) và nước Nga (hiện nay) làm hậu cảnh chính.
Vì những lý do trên mà người Nga gọi ngày 8 tháng 5 là "Ngày Chiến thắng ở Châu Âu" (День Победы в Европе) để phân biệt với ngày chiến thắng 9 tháng 5 của mình. Ngược lại Hoa Kỳ, Anh và các nước phương Tây gọi ngày 9 tháng 5 là "Ngày Chiến thắng (9 tháng 5)": Victory Day (9 May) để phân biệt với ngày 8 tháng 5 mà họ gọi là "Ngày Chiến thắng ở Châu Âu" (Victory in Europe Day, viết tắt là V-E Day hay VE Day).
Tại các nước Tây Âu, Anh  Hoa Kỳ, trong ngày 8 tháng 5 (cũng là ngày 9 tháng 5 theo múi giờ Moskva và một số nước Đông Âu), chính quyền, các hiệp hội cựu chiến binh, các tổ chức đấu tranh vì hoà bình và nhiều tổ chức chính trị, xã hội khác cũng tổ chức lễ kỷ niệm này nhưng với tính chất của một ngày hội nhiều hơn là lễ nghi. Đối với Hoa Kỳ, quân đội và nhân dân Hoa Kỳ cũng có một ngày chiến thắng khác của riêng mình với quy mô và mức độ không thua kém ngày ngày 9 tháng 5; đó là ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên Chiến hạm Missuri neo đậu trong vịnhTokyo, các đại diện có thẩm quyền của Đế quốc Nhật Bản ký biên bản xác nhận sự đầu hàng vô điều kiện của họ trước đại diện toàn quyền các nước đồng minh chống phát xít. Tên tiếng Anh của ngày này là Victory over Japan Day, viết tắt là V-J Day hay VJ Day. Người Triều Tiên, Uzbekistan, gọi đây là "ngày Giải phóng" (Chogukhaebang'ŭi nal hay Kwangbokchŏl). Còn người Nhật gọi là là "ngày kỷ niệm kết thúc chiến tranh" (Chung chiến kỷ niệm nhật, 終戦記念日, Shūsen-kinenbi).
Trong một nghị quyết cuối năm 2004, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã gọi ngày này là Ngày Tưởng niệm và Hòa giải. Không chỉ với ý nghĩa là Ngày Chiến thắng, các ngày 8 và 9 tháng 5 còn được coi là Ngày Tưởng niệm và Ngày Hoà giải để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và để thực hiện sự hoà giải giữa các dân tộc.
Kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít Đức ở Liên Xô trước đây và các nước SNG hiện nay
Tại Moskva và Nga
Đêm mùng 8 rạng ngày 9 tháng 5 năm 1945, ở các thành phố lớn của tất cả các nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết và nhiều vùng nông thôn cho đến những nơi đóng quân của quân đội Liên Xô tại Đông Âu, tại Viễn Đông, người Liên Xô hầu như không ngủ. Cũng giống như ngày 22 tháng 6 năm 1941, họ tụ tập quanh các loa phóng thanh công cộng chờ nghe tuyến bố của Chính phủ Liên Xô. Đúng 1 giờ 45 phút, Yuri Borisovich Levitan, phát thanh viên nổi tiếng của Đài phát thanh Moskva, từng bị Joseph Goebbels thề độc rằng ông sẽ bị treo cổ trước tiên nếu quân Đức chiếm được Moskva, đã trực tiếp đọc tại phòng bá âm của Đài phát thanh Moskva bản nhật lệnh đặc biệt của Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô và tuyên bố đặc biệt của Chính phủ Liên Xô về việc nước Đức Quốc xã đã ký văn kiện xác nhận sự đầu hàng không điều kiện; và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã thành công. Để tránh sự nhầm lẫn, các văn bản này được đọc hai lần; đồng thời được Cục Thông tin Liên Xô phát đi bằng điện báo trên toàn thế giới. 2 giờ 00 phút, Moskva chào mừng Ngày Chiến thắng bằng màn pháo hoa cấp đặc biệt, màn pháo hoa lớn nhất để mừng chiến thắng kể từ ngày 5 tháng 8 năm 1943 khi lần đầu tiên, nghi thức này được thực hiện bởi một sắc lệnh của I. V. Stalin. Từ 2 giờ đến 2 giờ 45 phút ngày 9 tháng 5, bầu trời Moskva được chiếu sáng bởi hàng vạn quả pháo hoa được bắn từ 1.000 khẩu đại bác, mỗi khẩu bắn 30 loạt đạn.
Mặc dù sự kiện Ngày Chiến thắng được ghi dấu ấn đầu tiên năm 1945 nhưng đến năm 1947, ngày 9 tháng 5 mới được nhà nước Liên Xô công nhận là một ngày kỷ niệm cấp quốc gia. Trước đó, buổi lễ mừng chiến thắng đầu tiên đã được tổ chức nhưng không nhằm ngày 9 tháng 5 mà vào ngày 24 tháng 6 năm 1945 tại Quảng trường Đỏ với đội ngũ đại diện cho 11 phương diện quân (vào thời điểm năm 1945), Quân đội Ba Lan và quân đoàn Kuban Cossacks tham gia diễu binh với đội hình 13 trung đoàn, do các tư lệnh hoặc tham mưu trưởng phương diện quân, tư lệnh quân đội, quân đoàn dẫn đầu. Điểm đặc sắc nhất của lần kỷ niệm có một không hai này là hơn 200 binh sĩ Liên Xô mang theo hơn 200 lá quân kỳ thu được của các sư đoàn quân đội Đức Quốc xã và lực lượng SS với tư thế cầm chúc mũi cờ xuống đất. Lần lượt 200 lá quân kỳ Quốc xã diễu qua mặt đường đá đẫm nước mưa của Quảng trường Đỏ và cuối cùng, được ném xuống thành một đống trước của lăng Lenin. Một số nhà báo phương Tây cho rằng đây là một hành động hạ nhục quân đội Đức Quốc xã. Còn nhà báo Liên Xô Boris Polevoy thì cho biết sự việc này làm ông nhớ đến Nguyên soái Mikhail Kutuzov sau khi đuổi quân đội của Napoléon Bonaparte khỏi biên giới Nga đã ra lệnh thu các quân kỳ của người Pháp lại và hạ chúc mũi các là cờ đó trước con ngựa bạch của ông. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Liên Xô cho rằng đây là một hành động báo công trước lãnh tụ đã quá cố Vladimir Ilich Lenin.
Ngày 9 tháng 5 năm 2005, đoàn cựu chiến binh các Phương diện quân (Liên Xô cũ) diễu hành trên những chiếc xe được thiết kế giống loại xe GAZ A-A cũ đã sử dụng trong cuộc diễu binh ngày 7 tháng 11 năm 1941
Từ sau khi Stalin chết đến năm 1964, ngày 9 tháng 5 hàng năm chỉ được tổ chức kỷ niệm bằng các buổi lễ và các cuộc gặp mặt, thăm viếng các nghĩa trang, đặt hoa ở Đài liệt sĩ vô danh dưới chân tường Điện Kremli và một số di tích chiến tranh quan trọng trong đó có di tích pháo đài Brest, di tích "Con đường sống" ở Leningrad và thắng tích "Ngọn đuốc vĩnh cửu" trên đồi Mamayev ở Volgagrad. Bắt đầu từ năm 1965 cho đến năm 1985, ngày 9 tháng 5 được tổ chức long trọng hơn tại Moskva với các cuộc diễu hành quần chúng. Các cuộc diễu binh chỉ tổ chức vào các năm 1965, 1985 và 1990. Sau khi Liên Xô sụp đổ, lần đầu tiên, chính phủ Nga tổ chức lại cuộc diễu binh kết hợp với diễu hành quần chúng ngày 9 tháng 5 năm 1995 tại Quảng trường Đỏ. Năm 2001, tổng thống Nga Vladimir Putin ra sắc lệnh về Ngày Chiến thắng là ngày lễ cấp quốc gia thường niên của Nga và ngày 9 tháng 5 năm đó được tổ chức diễu hành, duyệt đội ngũ quân sự nhưng không diễu hành các trang bị kỹ thuật quân sự. Ba năm sau đó, nước Nga đều tiến hành kỷ niệm cấp quốc gia ngày 9 tháng 5 theo thông lệ này.
Ngày 9 tháng 5 năm 2005, lần đầu tiên, các cựu chiến binh Liên Xô cũ đến dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng được bố trí ngồi trên những chiếc ô tô GAZ A-A để diễu qua Quảng trường Đỏ đúng như gần 60 năm trước đó, họ tham gia cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7 tháng 11 năm 1941 cũng từ Quảng trường Đỏ và đi thẳng ra mặt trận trong Chiến dịch Moskva. Cũng tại lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng năm 2005, người Nga đã dùng một màn trình diễn sân khấu hoá do hai trung đoàn tân binh tham gia với trang phục đúng như của Hồng quân năm 1941 để tái hiện hình ảnh các đơn vị quân đội Liên Xô chiến đấu đẩy lùi quân Đức khỏi chân thành Moskva 60 năm trước đó. Một số máy bay chiến đấu mới của Nga cũng tham gia các màn trình diễn trên không.
Ngày 9 tháng 5 năm 2008, một lễ kỷ niệm với quy mô hoành tráng nhất kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ được tổ chức tại Quảng trường Đỏ với sự xuất hiện của hàng loạt các vũ khí quan trọng như tên lửa xuyên lục địa RT-2PM "Topol", tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa BM-30 Smerch, hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1, hệ thống phòng không liên hợp di động 9K22 Tunguska, xe thiết giáp chiến đấu dành cho bộ binh cơ giới BMP-3, pháo tự hành 2S19 Msta, máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95, máy bay tiêm kích MiG-29, máy bay tiếp dầu trên không Ilyushin Il-78. Đoàn xe quân sự không chỉ diễu qua Quảng trường Đỏ mà còn diễu binh qua đại lộ Arbat mới, đại lộ hiện đại nhất của Moskva.
Ngày 9 tháng 5 năm 2009, một lễ kỷ niêm với quy mô hoàng tráng không thua kém lễ kỷ niệm năm 2008, toàn bộ cựu chiến binh Nga và các nước SNG trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại được mời đã đến Moskva dự lễ (trừ những người đã quá yếu). Tại cuộc diễu binh này, người Nga tiếp tục giới thiệu các vũ khí mới như các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 và S-400 Triumf SAM, tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn 9K37 Buk, xe tăng chủ lực T-90.
Đối với người dân Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, trước năm 1991, ngày 9 tháng 5 là một ngày lễ lớn của Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Một điều thú vị là trong khi nhiều nước Cộng hòa thuộc Liên Xô đã chính thức công nhận ngày 9 tháng 5 là ngày nghỉ lễ, thì ở Nga và Ukraina, ngày này chỉ trở thành ngày nghỉ lễ lần lượt vào năm 1963 và 1965. Nếu như ngày 9 tháng 5 rơi vào một trong hai ngày nghỉ cuối tuần (thứ 7 hoặc chủ nhật) thì người dân được nghỉ bù thêm một ngày khác trong tuần (thường là thứ hai).
Cộng đồng người Nga ở hải ngoại cũng xem ngày 9 tháng 5 là một ngày lễ lớn đối với họ - bất chấp việc ngày này bị đối xử như thế nào ở nơi họ đang sống. Cộng đồng người Nga ở Hoa Kỳ, Canada, Estonia, Latvia, Litva thường tổ chức các cuộc hội họp, mít tinh công khai và thậm chí cả những buổi diễu hành lớn vào ngày này. Trong ngày này, một số kênh truyền hình đa ngôn ngữ của các nước Châu Âu đã phát sóng các bài diễn văn mừng Ngày chiến thắng của Tổng thống Nga và buổi lễ diễu binh trên Quảng trường Đỏ.
Theo: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Khi đàn ông là nạn nhân của quấy rối tình dục

Nguồn: http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/The-gioi/The-gioi/120625,Mot-phu-nu-bi-bat-vi-toi-quay-roi.ttm

Một phụ nữ Đức đã bị bắt giữ vì tội quấy rối tình dục sau khi ép một người đàn ông gốc Phi quan hệ trong liên tục 36 giờ.
 Cảnh sát thành phố Munich phát hiện một người đàn ông châu Phi 31 tuổi khóc lóc thảm thiết bên lề đường và van nài cảnh sát giúp đỡ. “Tôi gặp cô ta trên một chuyến xe buýt. Cô ấy mời tôi về nhà. Quả là địa ngục. Tôi còn không đi nổi nữa, xin hãy giúp tôi” - người đàn ông kể. 
Anh cho biết đã trốn thoát khi bà ta đang ngủ.
Cũng theo phía cảnh sát, kẻ cuồng dâm hiện đã bị đưa đến bệnh viện để kiểm tra tâm lý. Sau khi "hành" nạn nhân đến 8 lần, người phụ nữ vẫn đòi hỏi thêm. Lúc này, chàng phi công trẻ đã kiệt sức và tìm mọi cách tránh né. Lợi dụng lúc người đàn bà lăn ra ngủ, nạn nhân đã tìm cách trốn thoát khỏi ngôi nhà.
Người phụ nữ 47 tuổi từng có “tiền án” khi ép một người đàn ông khác tên Dieter Schulz, 43 tuổi, “phục vụ” nhiều lần. Ông Schulz cũng phải chạy trốn bằng cách nhảy khỏi bancông và gọi cảnh sát. Ông nói với cảnh sát trên điện thoại: "Cô ấy đang cố gắng để giết tôi với quan hệ tình dục. Tôi không thể đi ra ngoài và tôi không thể tiếp tục ".
Thậm chí, khi cảnh sát tới nơi để yêu cầu trả tự do cho Schulz, người đàn bà nghiện sex này còn mời hai trong số sỹ quan cảnh sát cùng lên giường làm một chuyến "tàu nhanh". Tất nhiên là các nhân viên cảnh sát đã từ chối và chỉ thực thi nhiệm vụ của mình.
 Lời bình: Vãi linh hồn. May mà trên đời này tỷ lệ những người phụ nữ trên là rất ít. Nếu chị em phụ nữ nào cũng vậy thì thế giới này chắc không còn đàn ông để  tồn tại.