Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Những pha trình diễn xe đạp địa hình hoàn hảo

26 tuổi, tay lái xe đạp mạo hiểm chuyên nghiệp Danny MacAskill, người Scotland, liên tục gây sốt trên Youtube trong hai năm trở lại đây với những video trình diễn đáng kinh ngạc.
Dưới đây là video biểu diễn xe đạp mạo hiểm của Danny MacAskill mang tên “Way back home” (Đường về nhà) do Red Bull tài trợ thực hiện vào tháng 11/2010, đã thu hút trên 20 triệu lượt người xem trên Youtube.


Và đây nữa:

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Đại hợp xướng Carmina Burana



Carmina Burana là bản đại hợp xướng của nhà soạn nhạc người Đức Carl Orff (1895 - 1982) sáng tác năm 1937 theo phong cách hiện đại dựa trên một tập thơ cùng tên của các thi sĩ thời trung cổ gồm 25 bài của một phần nhỏ trong số 250 bài thơ. Theo tiếng Latin, "Carmina Burana" có nghĩa là "Những bài ca từ Beuern" ("Beuern" là tên viết tắt của tu viện Benediktbeuern ngày nay thuộc hạt Bad Tölz-Wolfratshausen, bang Bavaria, nước Đức). Đây là một trong những tác phẩm hoành tráng và đồ sộ và được biểu diễn nhiều nhất trên thế giới.
Giáo sư Michel Ducharme cho biết bản hợp xướng là một cách tái hiện hài hước về cuộc sống muôn mặt ở một giáo xứ thời Trung cổ.
Nội dung chính của tác phẩm như sau: những lời hát ca ngợi mùa xuân (chương 3,4,5,6,7), những chàng trai cô gái với tâm hồn trẻ trung tràn ngập tình yêu (xuất hiện ở phần lớn số chương trong tác phẩm), tất cả những vị khách, kể cả cha cố say khướt trong quán rượu (chương 14), ước vọng cổ tích của người dân thường (Giá như cả thế giới là của ta, từ biển cả cho tới sông Rhine. Ta khao khát có được nó, để khiến cho ngay cả nữ hoàng Anh cũng có thể nằm trong vòng tay ta - chương 10). Chi phối cuộc sống muôn màu ấy là “may mắn - nữ hoàng của vũ trụ” xuất hiện ở chương đầu và chương cuối có tên gọi “O Fortuna”: Nữ thần may mắn, nàng như mặt trăng, biến đổi thế… trước thì đối xử tệ bạc, sau lại chiều chuộng, đùa bỡn trí khôn. Bên cạnh nàng, sự túng quẫn và quyền lực tan chảy như băng… 
Ý tưởng về sự quay tròn của bánh xe số phận đã góp phần hình thành nên cấu trúc tác phẩm. Tác phẩm được mở đầu và kết thúc bằng cùng một chương nhạc có tên "Fortuna Imperatrix Mundi" (Nữ thần May mắn thống trị thế gian).
Bản đại hợp xướng Carmina Burana thể hiện sức sống trường tồn của vở nhạc kịch và xua đi những phỏng đoán ban đầu của một vở nhạc kịch có yếu tố ma quỷ ra đời vào thời Phát xít Đức. 




Tu viện Benediktbeuern, nơi người ta phát hiện ra tập bản thảo Carmina Burana (Ảnh: Wikipedia)
  
      Khi khám phá ra tập thơ Carmina Burana, hẳn Carl Orff chẳng thể ngờ rằng rồi đây tập thơ này sẽ làm thay đổi hoàn toàn sự nghiệp của ông. Ông bắt đầu soạn Cantata Carmina Burana dựa trên tập thơ cùng tên ở tuổi 38 và hoàn thành nó ở tuổi 42. Trước đó ông nổi tiếng ở quê hương Munich trong vai trò một nhà giáo dục âm nhạc hơn là một nhà soạn nhạc đa phong cách đã cho ra đời khá nhiều tác phẩm. Và chỉ với Cantata Carmina Burana, Carl Orff mới thực sự tìm được phong cách nghệ thuật không thể trộn lẫn của chính mình.
      "Carmina Burana" theo tiếng Latin có nghĩa là "Những bài ca từ Beuern" (Beuern là tên viết tắt của thành Benediktbeuern ngày nay thuộc hạt Bad Tölz-Wolfratshausen, bang Bavaria, nước Đức). Cái tên "Carmina Burana" là do Johann Andreas Schmeller đặt cho một tập thơ xuất bản năm 1847. Tập này gồm các bài thơ có trong một bản thảo viết tay của người Đức đầu thế kỉ 13 mà người ta phát hiện ra vào năm 1803 trong tu viện Benediktbeuern.
        Phần lớn các booklet CD thu âm Cantata Carmina Burana, chữ  "Benediktbeuern" đã bị in nhầm thành "Benediktbeuren". Chuyện này đã được atlas nước Đức của Britannica and Hallwag xác nhận. Lý do khiến nhiều booklet CD nói trên bị nhầm là vì cụm chữ kết từ "-beuren" rất phổ biến trong tiếng Đức.
        Kể từ khi tập thơ được xuất bản, bản thảo cổ được biết đến dưới cái tiêu đề của tập thơ ngay cả khi giờ đây người ta đều nhất trí rằng có thể nó không được khởi thảo tại      Benediktbeuern mà đúng hơn là từ Seckau. Tập bản thảo có lẽ là nguồn tài liệu quan trọng nhất về thi ca thế tục tiếng Latin trong một danh mục khổng lồ các thi phẩm thế kỉ 12. Ngoài ra trong đó còn có một số bài thơ bằng tiếng Đức cổ và tiếng Pháp cổ. Một số bài đã được phổ nhạc bằng một kiểu ký âm khá hiếm vào thời ấy.
       Tập bản thảo bao gồm xấp xỉ 250 bài thơ và có thể được chia thành bốn nhóm dựa theo đề tài: 55 bài ca luân lý và giễu nhại; 131 tình ca; 40 bài ca chuốc rượu và đùa cợt; 2 tác phẩm cho nhà hát Thiên Chúa giáo thời Trung cổ.
       Tất nhiên cantata Carmina Burana của Carl Orff chỉ sử dụng một phần nhỏ trong số những bài thơ đó. Về cấu trúc, Carl Orff chia Cantata Carmina Burana thành 5 phần lớn, gồm tất cả 25 chương nhạc. Ông dùng ký hiệu attacca ở sau mỗi chương để thể hiện ý đồ rằng các chương phải được trình diễn tiếp nối nhau ngay lập tức mà không ngừng nghỉ.
Fortuna Imperatrix Mundi (Nữ thần May mắn thống trị thế gian): 2 chương
      I.
Primo vere (Lúc vào xuân): 3 chương Uf dem anger (Trên đồng cỏ): 5 chương
      II. In Taberna (Trong quán trọ)
: 4 chương
      III. Cour d'amours (Sự quyến rũ của ái tình)
: 9 chương
       Blanziflor et Helena (Blanziflor và Helena): 1 chương
       Fortuna Imperatrix Mundi (Nữ thần May mắn thống trị thế gian): 1 chương
      Ý tưởng về sự quay tròn của bánh xe may mắn đã góp phần hình thành nên cấu trúc tác phẩm. Tác phẩm được mở đầu và kết thúc bằng cùng một chương nhạc có tên "Fortuna Imperatrix Mundi" (Nữ thần May mắn thống trị thế gian). Trong phạm vị một cảnh, và đôi khi là trong phạm vi một chương nhạc, bánh xe may mắn cũng quay tròn khiến niềm vui chuyển thành nỗi đắng cay, niềm hi vọng chuyển thành nỗi khổ đau.
         Để trình diễn Cantata Carmina Burana đúng chuẩn mực, người ta cần tới các ca sĩ solo giọng soprano, giọng tenor, giọng baritone;  một dàn hợp xướng nam; một dàn hợp xướng hỗn hợp; cùng một dàn nhạc cực lớn với nhiều nhạc cụ bộ gõ (14 trong số các chương nhạc của cantata này viết cho hợp xướng). Điệu bộ diễn xuất của các ca sĩ là không bắt buộc và tùy thuộc vào người dàn dựng.
       Cantata Carmina Burana được trình diễn lần đầu tại Frankfurt vào năm 1937, lần đầu tại San Francisco vào năm 1958, lần đầu tại Luân Đôn vào năm 1960. Vào tháng 10 năm 2003, Cantata Carmina Burana cũng đã vang lên lần đầu tiên tại Hà Nội trong một chương trình do các nghệ sĩ đến từ Viện Thanh nhạc Frankfurt phối hợp với Nhà hát Nhạc vũ Kịch Việt Nam và Dàn hợp xướng quốc tế Hà Nội thực hiện.
       Thính giả có thể không hiểu được cặn kẽ những câu thơ ca tụng các thú vui trần tục (rượu vang, phụ nữ và tình yêu) trong đời sống của một giáo xứ thời Trung cổ được thể hiện bằng tiếng Latin, tiếng Đức cổ và tiếng Pháp cổ trong Cantata Carmina Burana. Nhưng đây không phải là một tác phẩm thuộc loại khó nghe.
       Là một tác phẩm thời kỳ Hiện đại nhưng bản cantata này rất đơn giản về mặt hòa âm, không như rất nhiều tác phẩm âm nhạc cổ điển được sáng tác trong thời kỳ này. Tiết tấu dồn dập và bản năng âm nhạc cơ bản luôn cho phép thính giả hưởng ứng tác phẩm ngay lập tức. Và  Cantata Carmina Burana sẽ tiếp tục là một lựa chọn sáng giá cho những buổi hòa nhạc lớn ngoài trời dành cho đại chúng.


Contents Fortuna Imperatrix Mundi (Fortune, Empress of the World) 
1. O Fortuna
2. Fortune plango vulnera
I. Primo vere (In Springtime) 
3. Veris leta facies (No strings and only a small chorus)
4. Omnia sol temperat
5. Ecce gratum Uf dem anger (On the Lawn)
6. Tanz
7. Floret silva nobilis (Small and large choruses)
8. Chramer, gip die varwe mir (Small and large choruses) [German]
9. Reie [German]
10. Were diu werlt alle min [German]
 II. In Taberna (In the Tavern) 1
1. Estuans interius
12. Olim lacus colueram (No violins used)
13. Ego sum abbas (Only percussion and brass with chorus)
14. In taberna quando sumus
III. Cour d'amours (The Court of Love) 
15. Amor volat undique (Boys chorus with soprano)
16. Dies, nox et omnia
17. Stetit puella
18. Circa mea pectora
19. Si puer cum puellula
20. Veni, veni, venias (Double chorus with 2 pianos & 6 percussionists)
 21. In truitina
22. Tempus est iocundum (2 pianos, percussion and all vocalists except tenor)
 23. Dulcissime Blanziflor et Helena (Blanziflor and Helena)
24. Ave formosissima (Three glockenspiels with independent parts) Fortuna Imperatrix Mundi (Fortune, Empress of the World)
25. O Fortuna (Fortune, Empress of the World)

Beethoven - Symphony No.9



Trích đoạn Bản Giao hưởng số 9 của Beethoven với sự tham gia biểu diễn của dàn đồng ca 10.000 người