Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Khúc Hát Nàng Solveig





Khúc hát nàng Solveig. Đó là bài ca về lòng thủy chung, về niềm hi vọng đoàn tụ bất chấp sự nghiệt ngã của thời gian và không gian.

La Chanson de Solveig – Khúc hát nàng Solveig, một trong những bản nhạc cổ điển được ưa thích nhất trên toàn thế giới.
"Khi Chàng trai Peer Gynt phản bội mọi người, kể cả mẹ và người yêu - nàng Solveig. Peer gặp Solveig ba lần, chàng phải lòng cô gái ngay trong lần đầu và phải thốt lên: "Quỷ ma trong ký ức, quỷ ma trong đàn bà, trừ một người". Tuy nhiên, chàng vẫn rời bỏ thực tại và tình yêu để đi tìm thứ huyễn mộng. Lần thứ hai, Peer trở về, nghe nàng hát khúc chờ mong - mang tên "Khúc hát nàng Solveig" - nhưng rồi chàng vẫn lại bỏ đi, lần này không phải vì mộng phiêu lưu mà vì sợ trách nhiệm, sợ đối diện với chính bản thân mình. Lần thứ ba, sau khi hoàn toàn kiệt quệ, Peer trở về quỳ dưới chân người yêu xin tha thứ và được Solveig thứ tha, được yêu, được nghe bài ca thứ hai do nàng ca, cũng vẫn mang tên "Khúc hát nàng Solveig".

Hình như câu chuyện ấy, tình yêu người con gái ấy hình chung như tiếng nói của biết bao trái tim người phụ nữ trong nỗi lòng chờ đợi người yêu mình ra đi chưa trở về. Giai điệu sâu lắng, chậm rãi chợt bâng khuâng khi ai đó đã quên đi kỷ niệm ngọt ngào và vô tình trước tiềm thức gọi tên. Có thể sẽ chẳng mấy ai đón nhận được một kết thúc có hậu như câu chuyện tình kia. Nhưng tình yêu vẫn ẩn chứa những phép nhiệm màu và biết vị tha cho những tâm hồn lạc lối.

Hẳn khi tiếng gọi tình yêu cất lên , không gian và thời gian như cũng muốn im lặng cúi đầu để lắng nghe điều sâu thẳm thiêng liêng ấy

Mùa đông dù trôi qua
Như bóng dáng xuân tươi phai dần
Và lá trút không vương trên cành

Dù cho bao năm tháng ấy
Mang ánh nắng đông qua xuân về
Mang nỗi nhớ anh đi chưa về

Ngàn trùng dù có cách xa
Anh sẽ về … anh sẽ về
Lòng em luôn luôn hằng nhớ

Một mùa đông giá buốt đang hiện hữu, thời gian cứ theo nhau đi qua nhưng chẳng khác được khi sự chia xa vẫn còn bám víu. Mùa xuân dẫu có thay thế cũng chỉ là những hơi thở lạnh lẽo của mùa đông . Chừng nào nỗi buồn còn ám ảnh vào tâm hồn và giăng mờ trên môi mắt hẳn nhiên mùa xuân dường như là chiếc bóng. Người con gái vẫn chờ mong hy vọng, vẫn nuôi nấng trong tim mình một tình yêu dẫu biết mỏng manh. Mỏng manh như chiếc lá ngoài song thưa đang trút bỏ lìa cành.

Chanson de Solveig được nhạc sĩ Na Uy Edwar Gried viết nên khi ông tập trung viết trong vở đại nhạc kịch “ Peer Gynt “ của thi hào Na Uy - Henrick Ibsen mà ông viết nhạc đệm. Grieg đã bỏ ra 2 năm trong đời (1874-1876) để gọt giũa từng âm điệu sao cho xứng đáng với tác phẩm kịch thơ xuất chúng nhất của Henrik Ibsen, được coi là kịch tác gia vĩ đại nhất của thế kỷ XIX, đồng thời, cũng là một trong vài tên tuổi nổi bật nhất của 2.500 năm lịch sử kịch nghệ thế giới. Âm nhạc của Gried là hình ảnh của cuộc sống là tâm hồn con người đến từ sâu thẳm của đồng quê Na Uy , đến từ những làn điệu nhanh và vang vọng. Thưởng thức nhạc của Grieg trong thính phòng, có thể cảm thấy những tia nắng, những hơi thở của biển xanh, những ánh hào quang lấp lánh trên những mỏm băng, những dẫy núi đuổi nhau từ sâu miền Bergen nơi ông sinh ra và yêu thương cất lên lời ca.

Edwar Gried qua đời cách đây hơn 100 năm và được đánh giá là nhà soạn nhạc Na Uy có ảnh hưởng nhất gần cuối thế kỷ XIX, thời kỳ sự phát triển huy hoàng vào bậc nhất thể loại nhạc giao hưởng hoàng gia. Grieg đã trở thành bậc thày âm nhạc Na Uy và thế giới. Ông được coi là người đã hòa quyện tài tình những truyền thống của nhạc dân tộc Na Uy với trường phái lãng mạn châu Âu đương thời.

Hình như tình yêu muôn đời đều thế, là nỗi buồn dù chẳng muốn song vẫn mãi cưu mang. Nhưng trong mênh mang tuyệt vọng niềm khắc khoải, giữa muôn trùng giá lạnh vẫn ấm áp bền bỉ ngọn lửa hy vọng mà người con gái vẫn tháng ngày nhen nhóm nâng niu. Mặc cho mùa đông mang ánh nắng xuân hồng đi xa, mặc cho những hờ hững chưa mang tình yêu nào về lại, mặc cho những đổi thay đến và đi vô thường, mặc cho không gian có chập trùng cách trở. Song người con gái ấy vẫn miệt mài mong đợi , vẫn khát khao niềm tin một ngày tình yêu trở về, người con trai ấy trở về, hạnh phúc sẽ trở về…

Tình này em dâng hiến anh
Em vẫn chờ dù đến bao giờ
Tình em không phai … không phai

Khi trái tim đã trao cho một người. Ấy là khi tình yêu đã đóng đinh lên cây thập giá vĩnh hằng. Sẽ bất tử cho dẫu những đổi thay. Tình yêu ấy sẽ ngàn đời trọn vẹn, sẽ không phai mờ trước hắt hiu già nua quên lãng.

Cầu mong ở nơi ấy anh vẫn sống yên vui thanh bình
Như những giấc mơ em bên mình
Ở nơi xa xăm ấy ôm chiếc bóng cô đơn lạnh lùng
Bao thương nhớ vây quanh bên mình
Trọn đời em thương nhớ anh
Em vẫn chờ … em vẫn chờ
Chờ anh em đợi chờ anh
Tình này em dâng hiến anh
Không bao giờ nhạt phai trong lòng
Thuỷ chung không phai … không phai Sự chờ đợi trong bao vây nỗi nhớ chợt hoá thân bao dung. Trước những mòn mỏi khổ đau người con gái vẫn “ cầu mong ở nơi ấy anh vẫn sống yên vui thanh bình “. Sự ích kỷ thường thấy trong tình yêu đã phải khuất xa để chỉ có nguyên khôi cao thượng. Chỉ có tình yêu mãnh liệt vô bờ bến cùng với trái tim vị tha khôn cùng mới hiện sinh một tình yêu lung linh đẹp đến vậy. Dẫu ngày tháng người con gái vẫn “ôm chiếc bóng cô đơn lạnh lùng “và“ bao thương nhớ vây quanh bên mình “ thì trọn đời tình yêu ấy vẫn không hề thay đổi. Thời gian không phai mờ lòng thuỷ chung nơi tình yêu ấy.

Nghe Chanson de Solveig khiến ai đó đã lỡ lầm lạc bước quên đi chốn tình yêu mà mình đã hờ hừng đi qua ,biết day dứt khi trái tim đã từng rung nhịp. Để biết trở về bên tổ ấm bình yên. Để biết xuân về trên lá biếc chồi xanh

Theo NhacVietPlus

Lời bài hát:

Mùa đông dù trôi qua,
nhưng bóng dáng xuân tươi phai dần
và lá trút không vương trên cành.

Dù cho bao nhiêu năm tháng
mang ánh nắng đông qua xuân về
và nỗi nhớ anh đi chưa về.

Ngàn trùng dù có cách xa
em vẫn chờ dù đến bao giờ.
Tình em không bao giờ phai.

Tình này em dâng hiến anh,
có bao giờ nhạt phai trong lòng.
Tình em yêu anh trọn đời...

A...a...a....

Cầu mong ở nơi xa,
anh vẫn sống yên vui thanh bình
nhờ những giấc mơ em bên mình.

Ở nơi xa xăm ấy
ôm chiếc bóng cô đơn trong lòng
và nỗi nhớ mênh mông vô cùng.

Trọn đời em thương nhớ anh,
em vẫn chờ dù đến bao giờ.
Tình em không bao giờ phai.

Tình này em dâng hiến anh,
sẽ giữ trọn hình anh trong lòng.
Thủy chung yêu anh trọn đời...

A...a...a....


Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Tàu điện Hà Nội xưa

Tàu điện Hà Nội đã trở thành một dĩ vàng xa xăm trong thời đại “a còng”. Nhưng thông qua những hình ảnh đặc sắc về tàu điện được đăng tải trên nhiều diễn đàn, người Hà Nội lại có dịp ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên với phương tiện đi lại “vang bóng một thời” này.
Các tuyến tàu điện ở Hà Nội đã có khoảng thời gian tồn tại gần một thế kỷ, từ khi chạy thử nghiệm vào tháng 9/1900 cho đến khi ngừng hoạt động vào đầu thập kỷ 1990. Đóng vai trò quan trọng trong đời sống, hình ảnh chiếc tàu điện đã đi vào tâm thức của nhiều người dân Hà Nội như  biểu tượng rất đặc trưng của cả một thời kỳ. 
 Trên diễn đàn daumaytoaxe.com, thành viên nick SecondComing nhớ lại: “Mình gắn bó với cái tàu điện từ ngày còn bé tý, nhớ hồi học lớp 2 đã có lần tự đi tàu điện từ Bờ Hồ về chợ Bưởi. Đến khi học cấp 3 ở trường Chu Văn An, mình đã là khách quen thuộc của tuyến Bưởi - Bờ Hồ. Chuyện nhảy tàu ngày bé giờ nghĩ lại thấy sao mà hồi đó mình liều thế. 
 Trước cổng trường cấp 3 Chu Văn An không hề có bến đỗ, tàu chạy qua khu vực đó sẽ chạy chậm lại vì hành trình đang là men theo rìa đường tàu di chuyển ra giữa đường, học sinh lúc đó nhảy rào rào xuống như ong vỡ tổ, chả năm nào là không có tai nạn, chả tháng nào là không có học sinh xây xước chân tay, bản thân mình cũng không ít lần rách quần, xước đầu gối vì nhảy tàu điện. Thời học sinh thì hầu như chả bao giờ mình mua vé, toàn đi nhờ hoặc trốn vé…”.

Tàu điện là một hình ảnh rất quen thuộc ở Hà Nội nhiều thập niên trưóc.
Đó cũng là lý do mà “ngày xưa các bản kiểm điểm của học sinh hay phải có câu: "không hút thuốc lá, không nhảy tàu điện...", theo lời của thành viên Nguyễn Thu Hiền trên mạng xã hội Facebook. 
 “Nhảy xuống đường trong khi tàu điện đang chạy là cả một nghệ thuật”, thành viên Thống Nhất (Facebook) cho hay.
Trong tâm trí trẻ em Hà Nội xưa, chiếc tàu điện mở ra cả một thế giới đầy niềm vui. Đối với thành viên Thuhanoi (diễn đàn Người Hà Nội), cái thế giới ấy được bắt đầu từ ga xe điện Bờ Hồ trên đường Đinh Tiên Hoàng.
Thành viên này chia sẻ: “Cái ga xe điện này đối với tuổi thơ của mình gắn nhiều kỉ niệm lắm. Đầu tiên là xuống ga để đi ăn kem "bốn mùa" trứ danh của Hà Nội. Những thú vui không kể xiết là xuống ga xe điện rất gần với rạp chiếu phim Nhi Đồng... Đi bộ một tí là đến Cầu Thê Húc để vào Đền Ngọc Sơn... Đi bộ một chút nữa là đến Cung văn hóa thiếu nhi..., cửa hàng Bách Hóa Tràng Tiền ... Tha hồ vui chơi trong ngày chủ nhật”.
Dưới đây là một số hình ảnh về tàu điện ở Hà Nội, được các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước thực hiện trong các thời kỳ khác nhau:

Hình ảnh tàu điện Hà Nội trong buu thiếp đầu thế kỷ 20.
Tàu điện chạy trong phố cổ thời Pháp thuộc.
Tàu điện vẫn hoạt động trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ, ảnh chụp năm 1972. 
Tàu điện rẽ vào tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, năm 1985.
Tàu điện trên quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, với bùng binh mà ngày nay là đài phun nước bờ hồ và nhà điều hành xe điện là tòa nhà "Hàm cá mập". 
Tàu điện trên phố Hàng Giấy, 1989.
Tàu điện trước cửa chợ Đồng Xuân, năm 1989.
Tàu điện tại bến bờ hồ Hoàn Kiếm. Có thể thấy nhà hàng Thủy Tạ ở phía xa.
Tàu điện trên đường Đinh Tiên Hoàng, đoạn gần tháp Hòa Phong bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
"Bám đuôi" tàu điện là một cảnh tượng rất quen thuộc.
Tàu điện đi vào bến bờ hồ Hoàn Kiếm, ngày nay đã trở thành bến xe buýt.
Tàu điện "len lỏi" giữa dòng người chật cứng trước chọ Đồng Xuân.
Tàu điện trên phố Đồng Xuân, chạy về phía bốt Hàng Đậu.
Tàu điện trên tuyến phố Thụy Khuê, chạy về chợ Bưởi.
Nhảy tàu điện khi tàu đang chay là cả một nghệ thuật.
Một chuyến tàu điện bị quá tải, năm 1973.
Đeo bám tàu điện và rong ruổi phố phường là thú vui đơn sơ của trẻ em Hà Nội.
Các tuyến tàu điện ở Hà Nội đã tồn tại ngót nghét một thế kỷ. Sự hiện diện của loại hình phương tiện này được bắt đầu vào ngày 13/9/1900, khi Nhà máy xe điện của Pháp tiến hành chạy thử tuyến đường Bờ Hồ - Thuỵ Khuê nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa. Trong những thập niên sau đó, các tuyến tàu điện liên tục được mở rộng. Từ ga Trung tâm ở bờ hồ Hoàn Kiếm, các tuyến đường toả ra 6 ngả: Yên Phụ, chợ Bưởi, Cầu Giấy, Hà Đông, chợ Mơ và Vọng, cũng là 6 cửa ngõ nối nông thôn với nội thành.
Trong những ngày khói lửa của cuộc Toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946, các toa tàu điện đã được những người lính vệ quốc biến thành chướng ngại vật rất hiệu quả nhằm ngăn chặn bước tiến các đoàn xe cơ giới của thực dân Pháp trên đường phố Hà Nội. Sau ngày giải phóng Thủ đô 1954, chính quyền cách mạng tiếp quản Nhà máy tàu điện. Tàu điện trở thành phương tiện cộng cộng rất quan trọng, phục vụ nhân dân rất đắc lực trong nhiều thập niên tiếp theo, từ thời kỳ sơ tán chống Mỹ cho đến khi hòa bình lập tại trên toàn đất nước...
Đến đầu thập kỷ 1990, các tuyến xe điện lần lượt ngừng hoạt động. Nhưng tiếng chuông leng keng của tàu điện đã đi vào tâm thức của nhiều người dân Hà Nội, trở thành biểu tượng rất đặc trưng của cả một thời kỳ. 

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Chơi xe “chất” như người Hà Nội xưa

Những động tác mô tô nghệ thuật như biểu diễn nhạn đơn, nhạn kép, bênh thuyền sidecar đã được các nam thanh nữ tú Hà Thành thực hiện từ những năm 60.
 Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép
Ngày nay, có khá nhiều nhóm, hội, câu lạc bộ chơi xe mọc lên, quy tụ người chơi xe từ loại thông thường tới những mô tô thể thao hạng sang ngoại nhập với giá thành “khủng”. Tuy nhiên, phần lớn có thể thấy các nhóm hội mang ý nghĩa những người cùng yêu thích xe tụ họp lại với nhau, chứ ít có những hoạt động biểu diễn nghệ thuật gây ấn tượng. Nhiều trường hợp, các câu lạc bộ, hội nhóm nặng về “khoe” xế khủng, tiền nhiều và các hoạt động bề nổi mà ít có chất bên trong.
Ít ai biết rằng những năm 60, 70 của thế kỷ trước, đã có một câu lạc bộ mô-tô rất được người dân miền Bắc ưa thích gồm các nam thanh, nữ tú yêu thích phiêu lưu mạo hiểm và đam mê xe. Câu lạc bộ mô tô Hà Nội thời đó, được thành lập cùng các câu lạc bộ thể thao khác vào năm 1962, như tàu lượn, bắn súng, nhảy dù…nhằm lôi cuốn các tầng lớp tham gia vào hoạt động vui chơi lành mạnh, rèn luyện nâng cao sức khỏe, với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”
Khẩu hiệu ấy, và tinh thần ấy của các nam thanh, nữ thú Hà Thành những năm đầu giải phóng miền bắc đã tạo nên một câu lạc bộ mô tô đầy nhiệt huyết và những màn biểu diễn máu lửa, phục vụ người xem miền Bắc.
Phụ trách Câu lạc bộ lúc bấy giờ là thầy Long Hưng và huấn luyện viên Lê Văn Lẫm, cán bộ của Sở Thể dục thể thao Hà Nội, người từng đứng thứ 4 trong cuộc thi mô tô của 12 nước xã hội chủ nghĩa. Địa điểm tập luyện là Sân vận động Quần Ngựa với phương tiện chỉ là những chiếc xe mô tô IJ hay JAWA 350 phân khối do Liên Xô và Tiệp Khắc sản xuất. Thời đó, mô tô còn rất xa lạ, việc điều khiển, rồi làm chủ đến thực hiện những màn biểu diễn nghệ thuật trên xe là điều không hề đơn giản.
Các nam, nữ thanh niên được tuyển chọn vào câu lạc bộ phải trải qua những vòng kiểm tra rất khắt khe về sức khỏe, và kiến thức. Hàng trăm thanh niên hồ hởi tham gia tuyển chọn vào câu lạc bộ, trong số đó đáng chú ý là có cả những cô gái Hà Thành xinh đẹp, dịu dàng nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ.
Qua vòng tuyển chọn ban đầu và vào được câu lạc bộ, việc đầu tiên của những thành viên chưa từng biết tới xe phân khối lớn là phải làm quen với chiếc xe, tập… dắt xe, ngồi lên xe và tập lái.
Nguyễn Thị Kim Quế, một trong những nữ nhi đầu tiên của câu lạc bộ Mô tô thời bấy giờ, chia sẻ lại về quá trình tập luyện vô cùng vất vả của các thành viên hồi đó. Khi tập lái xe, cứ một người ngồi trên xe thì 3 người còn lại sẽ đứng bên cạnh giữ thăng bằng và đẩy chiếc xe đi. Khi đã có thể nổ máy và đi xe một cách thành thạo mới tập những động tác khó như bỏ hai tay, đứng lên yên xe, vừa đi xe vừa biểu diễn các động tác đứng, quỳ, nằm bắn súng bằng hai tay, biểu diễn động tác con nhạn bay trên mô tô…
Sau thời gian khổ luyện đằng đằng, đoàn đã đưa những màn biểu diễn của mình phục vụ tại sân vận động Hàng Đẫy,Hà Nội rồi một loạt các tỉnh thành miền bắc Như Hải Phòng, Thái Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Nam Định…và đều được công chúng tán thưởng.
Phương tiện biểu diễn giản dị, với vài chiếc mô tô IJ hay JAWA 350 phân khối, tiền lương thưởng không có gì ngoài vài bộ quần áo, đôi giày, nhưng tinh thần luyện tập, biểu diễn say mê không ngại chấn thương, nguy hiểm của họ thất đáng ngưỡng mộ.

Tinh thần chơi xe, yêu xe và hết lòng vì nghệ thuật ấy của một “thế hệ vàng” trong lịch sử được lưu giữ lại trong nhiều bức hình đẹp mà mỗi chúng ta xem lại vừa khâm phục, vừa suy ngẫm.
Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép

Car-news, choi xe, nguoi Ha Noi xua, bieu dien, nhan don, nhan kep, IJ, JAWA 350, chơi xe, người Hà Nội xưa, biểu diễn, nhạn đơn, nhạn kép
Theo Autopro