Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Robertino Loretti - Nhớ về một giọng ca không tuổi...











"... Mamma, solo per te la mia canzone vola!
Mamma, sarai con me, tu non sarai piu sola..." (Mamma)

(Tạm dịch: Mẹ ơi, bài hát này con dành riêng cho mẹ
Mẹ ơi, có con bên cạnh, mẹ sẽ chẳng bao giờ cô đơn...)
Lời hát vút cao, như bay lên mê mải, như khắc khoải nhớ thương... mà vô cùng trong sáng của cậu bé 13 tuổi Robertino Loretti trong nhạc phẩm Ý "Mamma" (Người mẹ) của C.A. Bixio, đã làm mê đắm biết bao nhiêu trái tim Việt Nam của những năm tháng gian khó thuộc thập niên 60 và 70 thế kỷ trước...
Ngày nay, đã gần 50 năm trôi qua, người ta cũng đã thay đổi nhiều thói quen âm nhạc ,cũng trong ngần ấy thời gian chúng ta cũng đuợc biết đến rất nhiều ca sĩ nổi tiếng mới, nhưng Robertino vẫn được mọi người nhớ mãi như một ánh hào quang rực rỡ, những kỷ niệm không thể nào quên về giọng hát thần đồng của một cậu bé người Ý đã làm rung động hàng triệu con tim .
rob.jpgRobertino Loretti chào đời tại Roma ngày 22-10-1947 trong một gia đình nghèo khó, cha mẹ có cả thảy 9 người con. Năm cậu lên 10 tuổi, do cha bị ốm và không thể kiếm tiền nuôi gia đình, cậu bé đã phải bươn chải với nhiều nghề, lúc thì phụ trong một lò bánh mỳ, khi thì ở một tiệm cà phê. Sở hữu giọng hát trong trẻo và hồn nhiên trời phú, cộng với lòng say mê có thể hát ở bất cứ nơi nào, dù là đang làm việc vất vả, chẳng bao lâu, cậu bé Robertino đã được mọi người xung quanh để mắt tới. Một bận, một nhà hàng nọ, khi tổ chức lễ cưới, đã kéo cậu tới hát và giọng ca, cũng như phong cách biểu diễn trẻ trung và thuyết phục của cậu bé hơn 10 tuổi đã chinh phục được mọi khách mời. Tiếng lành đồn xa rất nhanh, từ đó, hễ cứ có đám cưới trong vùng là Robertino Loretti lại được mời đi hát tại nhiều tiệm cà phê, nhà hàng. Những bài "tủ" của cậu thường là dân ca Ý với làn điệu da diết, ngọt ngào. Giấc mơ của Robertino thuở ấu thời - được đến trường học nhạc "bài bản" - đã không bao giờ trở thành hiện thực do hoàn cảnh gia đình chật vật, tuy nhiên, bù lại, cậu bé thần đồng có được kỹ năng trình diễn và khả năng giao tiếp ngay từ những ngày đầu, tại các hàng quán, trước đủ các giai tầng khán thính giả sang, hèn. Giọng hát của Robertino trẻ trung mà vô cùng điêu luyện.
Năm 1960. Robertino Loretti thường hát ở tiệm cà phê Grand Italia, thu hút được sự chú ý của không ít người, trong đó có cả khách ngoại quốc hiếu kỳ, khi đó bắt đầu đổ về Roma trước ngày hội Olympic tổ chức ở đây. Trong số đó, có ông bầu Volmer Sorensen, một gương mặt nổi tiếng của truyền thông Đan Mạch, khi đó đang làm việc cho Đài phát thanh xứ này. Nghỉ hè tại Roma cùng vợ là nữ ca sĩ Grethe Sunck, hai người đã phát hiện ra tài năng thiên bẩm - và cả khả năng tài chính - trong giọng ca của cậu bé chưa đầy 13 tuổi và lập tức, họ đã ký một hợp đồng với cậu bé. Robertino Loretti sang Đan Mạch và không phải chờ đợi lâu, được xuất hiện trong chương trình truyền hình "Tv in Tivoli"; với chất giọng truyền cảm, trẻ trung và thanh mảnh, cậu đã lập tức chinh phục được khán giả Đan Mạch. Rồi Robertino đã tiến xa hơn và nhanh chóng trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng. Đĩa hát mang tên cậu có mặt ở khắp nơi (kể cả Việt Nam ngày ấy). Những hợp đồng biểu diễn, ghi âm, quay phim, chụp ảnh cùng những lời tán tụng về cậu - một ca sĩ tuyệt vời người Ý bay đi khắp thế giới.
Chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, cả thế giới đã biết đến cái tên của cậu bé thần đồng Robertino Loretti. Những hợp đồng biểu diễn, thu băng đĩa, phim ảnh... đến với cậu như mưa. Chớp nhoáng, cậu đã có hàng loạt chuyến lưu diễn tại Phần Lan, Thụy Điển, Iceland, Bỉ, Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Áo. Rất nhanh chóng, Robertino trở thành một "công dân thế giới" theo cả hai nghĩa đen và bóng của từ này: cậu chỉ còn có thời gian về thăm quê hương trong những ngày nghỉ và lễ hội dân tộc, giữa hai chuyến công diễn. Giới phê bình gọi Robertino là một "Caruso mới của nước Ý"; trong các buổi diễn, cậu hiện diện cùng những tên tuổi đương thời như Nana Mouskouri, Josephine Baker, Pat Boone và Marlene Dietrich. Có những bận, 50.000 khán thính giả đã tập trung nghe cậu hát.
Robertino không chỉ hạn chế những thành công của cậu tại trời Âu. Trong sự nghiệp ca hát hết sức ngắn ngủi của mình, cậu còn kịp chinh phục những mảnh đất xa xôi như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Nhật và Liên Xô. Đặc biệt, Robertino là một trong vài ngôi sao phương Tây vô cùng hiếm hoi có dịp công diễn tại Liên Xô và trở thành ca sĩ ngoại quốc được ưa chuộng nhất của mọi thời đại ở xứ sở cộng sản này. Nữ du hành gia Nga Valentina Tereshkova, người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ, cũng đã yêu cầu được nghe Robertino Loretti trong chuyến đi lịch sử ngày 16-6-1963 trên con tàu Vostok 6.
Thu đĩa hát đầu tiên năm 1960 và thực sự chỉ còn tỏa sáng trên tư cách một thần đồng nhí" thêm 1 năm nữa, với những ca khúc đã trở thành kinh điển như "Mặt trời của tôi", "Mẹ", "Trở về Surriento", Santa Lucia", "La Paloma", "Ave Maria"..., có lúc Robertino được cho là còn nổi tiếng hơn cả Vua nhạc Rock Elvis Presley! Chính Elvis, thời gian này, cũng hát lại (cover) bản tiếng Anh của ít nhất 1 ca khúc đã nổi tiếng dưới sự trình diễn của cậu bé người Ý.
Năm 1961 đến với Robertino Loretti như một thời khắc định mệnh. Đi biểu diễn không ngừng, hát hết sức lực, kiếm được nhiều tiền hơn bao giờ hết, nhưng bước vào tuổi 14, giọng hát tenor trong trẻo, dễ thương của cậu đã vĩnh viễn mất đi. Do biểu diễn quá sức, Robertino bị mất giọng. Cậu bị mổ và phải trở về nước. Cảm thông với người nghệ sĩ đã sang tuổi trưởng thành, chấp nhận chất giọng baritone của Robertino trong những năm tháng sau đó, nhưng đối với đại đa số người hâm mộ, cậu bé thần đồng đã không còn nữa! Vẫn hát và hát không ngừng; đến nay đã bán được gần 60 triệu đĩa, một con số đáng nể; còn được mời công diễn tại Nga và Trung Quốc khi đã ở độ tuổi "lục tuần"; nhưng thực sự, ngày nay, rất ít ai còn biết Robertino ra sao, làm gì và ở đâu. Cho dù, ông vẫn sống âm thầm tại Roma, là láng giềng của hai tài tử điện ảnh lừng danh Sophia Loren và Marcello Mastroianni và là chủ của nhiều nhà hàng, quán bar và câu lạc bộ... - nhưng, vinh quang thực sự của ông đã chấm dứt cách đây gần 50 năm.

1177745688_nv.jpg
Robertino Loretti tại nước Nga năm 2005: Mặc dù giọng ca vàng đã vĩnh viễn mất đi từ nhiều năm trước, nhưng tình cảm của người hâm mộ vẫn còn nguyên đó.
Những chiếc đĩa hát nhựa của Robertino cũng đã có mặt ở nước ta ngay từ những năm sáu mươi. Đó là đĩa do các lưu học sinh Việt Nam sang Liên Xô và các nước Đông Âu học mang về cùng với các loại "radio quay đĩa" hiệu Rigonda hay Melodia (tại miền Bắc). Nhiều người yêu mến giọng hát tenor trong trẻo, khoẻ khoắn nhưng lại pha một chút mảnh mai dễ thương của cậu bé 13 tuổi ấy đến độ bây giờ khi tìm lại trong kí ức còn tự coi mình là thế hệ "Robertino". Sau Robertino, không ít ca sĩ nổi danh đã ca lại những bài thủơ ấy, với trình độ xử lý kỹ thuật có thể còn hoàn hảo hơn nhiều cậu bé tự học ở tuổi 13-14 thuở nào; ấy vậy mà khi nghe lại, ít ai khỏi cảm giác bùi ngùi trước một giọng hát hết sức trong sáng, mong manh và ngơ ngác trước cuộc đời của Robertino Loretti.
Ngày nay, tên tuổi của Robertino ít được biết đến hơn xưa ngay cả trên quê hương Italia, nhưng hình ảnh và giọng hát của anh mỗi khi được nhắc đến lại là một kỉ niệm hết sức tuyệt vời về một thần đồng ca hát đã làm xao động bao trái tim giới yêu nghệ thuật toàn thế giới!
Robertino Loretti trong trái tim của hàng triệu người yêu nhạc - giọng hát một thời và mãi mãi!


Mời các bạn xem, nghe thêm các bài hát do Robertino hát tại đây: http://www.youtube.com/channel/HCu-69JjMKP5k?feature=relchannel



Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Huyền thoại rượu






Ai trên đời mà chẳng sợ, chẳng sợ mẹ thì sợ ba, hồi còn bé ngán Ma, vô Bách Khoa thì sợ nợ, nhưng mà ta không sợ, nợ nhiều thì bùng luôn.
- Khi vô trường là phải học, mà đã học là phải thi, Bộ quy chế mới ra, "thi lần ba mà chẳng được", thi lần tư cũng chẳng sợ, đuổi học thì về quê.
- Khi ra trường là bỏ rượu, mà bỏ rượu là tợp bia, mình chỉ uống bia hơi, ai thảnh thơi mà tợp rượu, ta kĩ sư tiền triệu, phải bỏ rượu, tợp bia.
- Bia bao giờ chẳng có bọt, chẳng có bọt chẳng phải bia, và từ rất xưa kia, bia mà ngon là nhờ bọt, không phải chua, không phải ngọt, càng nhiều bọt càng ngon.
- Hôm nay ngồi mà nhớ lại, cuộc tình đầu ngày xưa, tình thì rất đắm say, em lại đi lấy chồng, để mình anh chờ đợi, em làm tội đời anh.
- Đêm chong đèn ngồi nhớ rượu, buộc hai cẳng phải đi, dù vợ có mắng ta, ta phải đi bằng được, ai làm chi cũng mặc, vợ không thể cản ta.
- Vui hay buồn mình cũng nhậu, mà đã nhậu là phải say. Rượu mà uống **** say, **** thấy hay của rượu, ai làm chi ta cũng mặc, vì đã nhậu là phải say.
- Đi mua rượu về mới nhậu, vợ cũng nhậu cùng ta, vợ cầm bát ném ta, ta cầm chai đập lại, sau trận chiến tơi bời, vợ gục dưới chân ta.
- Vợ trên đầu, vợ trên cổ, vợ làm khổ đời ta, vợ ngoan ngoãn ta thương, vợ đành hanh ta nện, có gì đâu mà sợ, vợ là vợ của ta.
- Ai trên đời chẳng lấy vợ, vợ là nợ đời ta. Thà rằng cứ như ta, ta thà ly dị vợ, để từng đêm đi nhậu, chẳng sợ vợ rầy la.
- Đêm chong đèn ngồi đếm bạc, tờ năm chục màu xanh, mẹ cầm súng đứng canh, con cầm dao ngồi cạnh, đừa nào vô thì khó chạy, mẹ là mẹ của ta.
- Ba bao giờ mà vằng mẹ thì ăn phở trừ cơm, hoặc là uống bia ôm, hay là vô sàn nhẩy, có gì đâu mà ngại, mẹ là vợ của ba

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Lợi hại lấy chồng già




24 Lý do để lấy chồng già
1. Chồng già nhìn rất giống ông già. Do đó mình sẽ không bị mang tiếng là bỏ nhà theo... trai.
2. Người già quen nhiều nên đông khách. Khách tới nhà nếu mình ra mở cửa hay hỏi: “Bố cháu có nhà không?” khiến ta có cảm giác lâng lâng rất sung sướng.
3. Chồng già luôn đi chậm, nên nếu chở vợ bằng xe máy, tai nạn giao thông rất ít xảy ra. Nếu có xảy ra, cảnh sát thường nghĩ lẽ phải về chồng mình.
4. Chồng già mắt kém, nên nếu ta có đi với bồ, chồng nhìn thấy thì vợ sẽ cãi: “Anh nhìn nhầm rồi” và chồng già vội vã tin ngay.
5. Chồng già răng yếu nên nhai lâu. Nhai lâu nên ăn chậm. Ta lợi dụng ra luật lệ: “Ai ăn sau phải rửa chén nha,” thế là ta thoát.
6. Chồng già hay ho. Khi nghe tiếng ho, ta biết mùa đông đã về, khỏi phải xem dự báo thời tiết.
7. Chồng trẻ nhìn thấy một cô gái trẻ thường hỏi: “Em nào đấy?.” Còn chồng già nhìn thấy gái trẻ thường hỏi: “Con nhà ai đấy?” khiến ta rất yên tâm.
8. Chồng trẻ đi đường hay để vợ nắm tay mình. Còn chồng già lại nắm tay vợ.
9. Chồng già hay bàn tới tương lai. Còn chồng trẻ thường bảo: “Không biết tương lai ra sao?”
10. Chồng trẻ hay nhìn vợ rồi thở dài. Còn chồng già hay nhìn bản thân mình rồi thở dài.
11. Chồng già hay hỏi thăm ba má vợ. Còn chồng trẻ hay hỏi về bạn bè vợ, nhất là bạn gái.
12. Khi cãi nhau, chồng trẻ gào lên: “Tôi lấy cô là một sai lầm.” Trong khi chồng già nói: “Tôi biết sai lầm nhưng vẫn lấy em.” 
13. Khi ra tòa ly dị, chồng trẻ nói: “Chúng tôi không hợp nhau,” còn chồng già nói: “Chúng tôi cũng chả biết không hợp ở chỗ nào.” 
14. Khi vợ có bồ, chồng trẻ nói: “Cô làm cho tôi ngạc nhiên,” còn chồng già nói:“Em làm cho anh tan nát.”
15. Cứ tới cuối tuần, chồng trẻ nói: “Mình đi chơi,” còn chồng già nói: “M
ình đi nghỉ.”
16. Khi đang ăn bị hóc xương, chồng trẻ càu nhàu: “Bỏ cái gì vào mồm cũng phải nhìn chứ,” còn chồng già nói: “Sao em không đưa miếng đó cho anh?.”
17. Gặp một cô gái bốc lửa mặc áo tắm, chồng trẻ nhìn cô ta, còn chồng già nhìn sang vợ.
18. Khi mua đồ tặng vợ, chồng trẻ nhìn túi tiền, còn chồng già nhìn xem đứa khác đã mua chưa.
19. Khi đi xa, chồng trẻ gọi điện thoại về hỏi: “Nhà có chuyện gì không?” còn chồng già hỏi: “Em có chuyện gì không?”
20. Khi nhà hàng xóm nhảy nhót điên cuồng, chồng trẻ mở cửa ra nhìn, nói: “Vui nhỉ,” còn chồng già đóng cửa lại, lẩm bẩm: “Chúng nó làm gì mà ầm ĩ thế?”
21. Chồng trẻ hay tiếc những đồng tiền đã tiêu, còn chồng già hay tiếc những đồng tiền không tiêu.
22. Chồng trẻ khi đi tắm hay sai: “Em lấy cho anh cái khăn,” còn chồng già luôn kiểm tra có khăn rồi mới chui vô phòng tắm.
23. Chồng trẻ hay nói: “Vui chung,” còn chồng già tuyên bố: “Em vui là anh vui.”
24. Chồng trẻ hay nhăn nhó: “Tôi mệt quá,” còn chồng già hô: “Anh chả bao giờ mệt cả.”

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Vui một tí: Lợi hại của lấy vợ già





1. Lấy vợ rất già ưu điểm đầu tiên là có khả năng... vắng hoàn toàn mẹ vợ.
2. Lấy vợ già không cần phải nhớ ngày sinh nhật vợ. Có nhớ cũng chả cần tặng hoa.
3. Vợ già không cần tặng gấu bông hay chó bông.
4. Vợ già gây sợ hãi cho mẹ chồng, không sợ mẹ chồng bắt nạt.
5. Vợ già hay ăn cháo nên việc rửa chén rất nhẹ nhàng.
6. Vợ già hay giàu nên không có cảnh gia đình xào xáo về tiền bạc.
7. Vợ già ít khi bỏ nhà theo trai. Càng ít khi bỏ nhà theo ông già.
8. Vợ già không hay nói câu: “Sống với nhau đến đầu bạc răng long” cho nên không bị sến.
9. Vợ già ít khi ăn mặc hở hang, vì vậy gia đình luôn đứng đắn.
10. Vợ già không có bạn bè tuổi teen, không sợ chúng nó rủ rê, lôi kéo.
11. Vợ già hay kể chuyện ngày xưa, giúp chồng có giấc ngủ êm đềm.
12. Vợ già không bắt ta dẫn đi xem phim hoạt hình.
13. Vợ già không bắt ta dẫn đi ăn kem vì đau răng.
14. Vợ già hay mua sắm cho ta chứ ta không phải mua sắm cho nàng.
15. Vợ già mong ta trẻ, trong khi vợ trẻ thích ta già.
Trên đây là những điều lợi, còn bây giờ là những cái hại của việc lấy vợ già.
1. Nếu vợ quá già, có thể bị nhầm là hai má con, thậm chí hai bà cháu.
2. Vợ già nhiều lúc cư xử mà không biết mình già, khiến ta mắc cỡ.
3. Vợ già hay bắt chồng đấm lưng.
4. Vợ già ghen với gái trẻ, ghen cả với gái già.
5. Vợ già hay thức khuya nên đôi khi nửa đêm ta giật mình ngồi dậy thấy vợ đang nhìn mình.
6. Nếu ta đánh vợ già, có thể bị con riêng của vợ hành hung.
7. Vợ già hay uống thuốc nên ta hay phải rót nước.
8. Đi chơi, vợ già hay ngồi nghỉ.
9. Vợ già hay đưa ta đi dự đám ma bạn bè, còn vợ trẻ được đi dự đám cưới.
10. Đi xe hơi cùng với vợ già, ta hay bị nhầm là tài xế.
11. Khi kêu vợ bằng “em” ta hơi sờ sợ.
12. Tốn nhiều tiền mua kem dưỡng da hoặc kem tan mỡ.
13. Mỗi khi có việc, chờ vợ trang điểm rất lâu.
14. Gặp vợ của bạn bè thường chạnh lòng.
15. Nghi ngờ tư cách bản thân!