Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Tìm hiểu về đồng hồ cổ.




Lịch sử về đồng hồ odo
Hãng đồng hồ Odobez khởi nguồn từ năm 1708 tại vùng Morbier (Pháp), cái nôi sản sinh ra rất nhiều hãng đồng hồ tủ danh tiếng của thế giới. Trải qua nhiều đời truyền nghề chế tạo máy đồng hồ tủ, năm 1843, Francois Désiré Odobez kế thừa truyền thống dòng họ cộng với trí tuệ và sự khéo léo của bản thân để chế tạo thành công những chiếc máy đồng hồ tủ vỏ sắt, nổi tiếng cho tới tận ngày nay.
Năm 1885, Léon Odobez sáng lập ra “Nhà sản xuất Odobez cha và con” đặt tại Morez (sát Morbier), chuyên sản xuất đồng hồ tủ với văn bằng sáng chế “Sự cải tiến ghi nhận với máy Cage fer Odobez”.
Năm 1920, hãng đồng hồ Odo (viết tắt của Odobez) chính thức ra đời và chỉ 11 năm sau đó đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới với đồng hồ treo tường Odo mang hiệu Carillon Odo.
Năm 1937, nhạc sỹ Vincent Scotto đã sáng tác riêng và đưa vào những chiếc đồng hồ treo tường Carillon Odo những bản nhạc vui nhộn.
Năm 1950, những chiếc đồng hồ treo tường Odo với điệu nhạc “coucou valse” đã trở lên quen thuộc trên toàn thể nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung.
Năm 1955, hãng đồng hồ Odo tung ra mẫu đồng hồ “Jaquemar Odo” với hình người đánh chuông (người máy đánh chuông).

Từ năm 1970 đến năm 1989: Những kỹ thuật viên hàng đầu của hãng Odo đã cải tiến máy Cage fer Odobez bằng cách thêm vào đó nhiều công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và phát triển thêm nhiều mẫu mã, gam màu cho các tủ đồng hồ Odo.
Liên tiếp trong 2 năm 1993 và 1994, hãng Odo vinh dự được nhận giải “Cadran d’Or” (Mặt đồng hồ vàng)- Giải thưởng danh giá nhất nước Pháp dành cho thương hiệu đồng hồ tủ.
Năm 1996, Đài truyền hình quốc gia Pháp đã phát một phóng sự trên toàn nước Pháp ca ngợi lịch sử hình thành và phát triển cũng như những đóng góp to lớn của hãng đồng hồ Odo.
Từ năm 1997, hãng Odo không ngừng tăng cường sáng tạo những mẫu sản phẩm mới và mở rộng thị phần ra toàn thế giới.

Đồng Hồ odo có mấy đời?
Nói đến odo cũng chẳng khác nào nhắc đến vespa hay lambetta,bao gồm rất nhiều đời và dành riêng cho nhiều thị trường khác nhau,nhưng ở Việt Nam phổ biến nhất vẫn là các đời 54,57,62,Jaquemar và cả 24,36. Đặc biệt nhất vẫn là chiếc 36.odo 36 đặc biệt ở chỗ đời này rất hiếm,việc sở hữu 1 chiếc 36 cũng như 1 tay chơi vespa sở hữu acma hay GS150,1 tay chơi lam sở hữu 1 con LD...Nếu ai đã từng chơi 36 thì chắc hẳn sẽ không muốn chơi những dòng khác nữa bởi lẽ đây có thể là dòng có tiếng chuông hay nhất của odo và giá trị sưu tập rất cao.

  Ở Việt Nam

  Đồng hồ Odo  xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm nhưng nó chỉ trở nên phổ cập vào những năm 30 của thế kỷ trước khi người Pháp trong quá trình đô hộ đã mang vào Đông Dương những chiếc đồng hồ treo tường Odo nổi tiếng.
Ngày đó, vật trang trí nội thất không thể thiếu được trong những dinh thự sang trọng chính là những chiếc đồng hồ Odo. Cùng với năm tháng, điệu nhạc Westminster quen thuộc phát ra từ chiếc đồng hồ treo tường Odo đã hằn sâu vào tâm trí của hàng vạn người yêu chuộng đồng hồ Việt Nam. Ở nhiều gia đình Việt, những chiếc đồng hồ Odo đã được truyền từ đời này sang đời khác, thậm chí được coi như những món đồ gia bảo- bất khả xâm phạm.

Huyền bí gông đồng.

Đồng hồ nhạc (cổ) không chỉ xem giờ mà còn phát ra bản nhạc sau mỗi 15 phút (30 phút) và điểm giờ. Phần lớn những bản nhạc này là những bài thánh ca. Nhạc phát ra do tác động của vồ vào gông (côn). Gông cho tiếng nhạc mê hồn chính là gông đồng.


Để có nhiều đồng hồ cổ không khó, chỉ cần đam mê, thời gian và tài chính. Nhưng sở hữu một chiếc đồng hồ cổ, nhạc hay thì không phải người sưu tầm nào cũng có, bởi một lẽ giản đơn: Nhạc hay là “tổng hòa của các mối quan hệ” phức tạp trong một chiếc đồng hồ cùng các yếu tố ngoại cảnh. Người chơi phải có đôi tai âm nhạc và cái đầu biết về âm học.

Nếu quan niệm: Một bộ Hi- end có chất lượng khi tái hiện tác phẩm âm thanh một cách trung thực. Người thưởng thức như đứng trước dàn nhạc hoặc ca sỹ rồi để mặc những nốt nhạc diệu kỳ cuốn tâm hồn vào phiêu diêu, thì việc thẩm định đồng hồ nhạc khó hơn vì không có “vật chuẩn” để so sánh. Tất cả phụ thuộc vào trình độ thẩm âm của người chơi.

Đồng hồ nhạc hay phải hoàn hảo từ gông, máy, vỏ, thậm chí đến từng chi tiết nhỏ nhất như chiếc ốc vít. Nhưng đóng vai trò quan trọng nhất là bộ gông.

Về chất liệu, dân sưu tầm tạm chia thành hai loại: gông đồng (đồng bạch hoặc đồng vàng) và gông thép. Từ xa xưa, dường như nhà chế tạo đã bị mê hoặc bởi chất âm đặc biệt của gông đồng nên đã phát huy tối đa thế mạnh của mỗi loại bằng cách cài lẫn gông đồng với gông thép trong cùng một bộ gông ở một số loại đồng hồ.

Nếu như gông thép tiếng vang, lảnh, hơi ồn ào và phô trương thì gông đồng có chất âm đặc trưng: Độ ngân sâu hơn, tiếng mượt mà, vang nhưng ấm, nghe có hồn và chững chạc. Nó tựa như việc ta chuyển từ âm-ly bán dẫn sang chơi đồ đèn hàng hiệu vậy. Với loại gông thép (chơi cho máy tạ to) nghe có vẻ trầm, nhưng trầm theo kiểu ùm ùm mà thiếu mất sự tinh tế.

Trong các loại gông đồng, hiện dân chơi chú ý tới gông đồng hồ Girod của Pháp (8 gông, bên nhạc 4, bên giờ 4, đều bằng đồng) và đồng hồ Odo đời 36. Máy Girod cho dù đăng ký thương hiệu (Marque Deposee) song không được chuộng, nhưng quý ở bộ gông và chơi được 2 bản nhạc. Dân sưu tầm có thể chuyển gông này sang đánh ở những đồng hồ có bộ cơ nhẹ, thoáng hơn Girod, nhưng phải cùng số vồ và vị trí đánh.

Gông đồng ở những đồng hồ cổ, tiếng hay hơn gông đồng của các loại đồng hồ non tuổi được mang từ nước ngoài về thời gian gần đây như loại 3 lỗ kiểu vai bò để bàn của Đức, loại 2 tạ treo tường. Mặc dù cũng dùng gông đồng, nhưng tiếng nhạc của hàng non tuổi thường chua và hèn, không đạt. Chưa ai lý giải được nguyên nhân của sự khác nhau đó. Phải chăng chất liệu, phụ gia và cách thức chế tác gông đồng cổ đã thất truyền?

Ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng âm thanh của bộ gông mà ít người để ý là vồ. Vồ phải zin, vì nhà sản xuất đã tính toán độ nặng cũng như kích thước vồ phù hợp cho từng bộ gông. Phần da ở vồ phải tốt (đều, gọn, độ cứng vừa phải, chưa lão hóa). Da vồ cứng quá làm cho tiếng nhạc cứng, thô và chói; da vồ mềm quá thì tiếng bẹt. Không còn gì đau xót bằng việc để dính dầu vào phần da của vồ. Nhớt đã dính vồ coi như tiêu: tiếng tịt. Có kẻ điên rồ đi nhỏ keo 502 vào phần vồ da để tiếng nghe to hơn?! Nó chẳng khác gì nối đôi tép cóc hàng chợ vào đôi Tannoy vậy. Quả là một sự xúc phạm sâu sắc! Tuyệt đối không lắp lẫn các loại vồ khác nhau vì như thế sẽ làm sai nhạc. Một số đồng hồ nhạc (hàng non tuổi) dùng vồ nhựa. Nhưng vồ nhựa ra tiếng bì, thiếu sự phóng khoáng. Đó là chưa kể khi nhựa lão hóa, tiếng nhạc trở nên khô, làm mất đi phần lịch lãm vốn có của gông đồng.

Nói như thế không có nghĩa phủ nhận cách chơi sáng tạo (chẳng hạn như thay vồ để tìm kiếm một chất âm, màu âm khác lạ). Nhưng để chơi theo cách này, người sưu tầm phải thực sự có... tầm. Giống như dân chơi đồ Hi- end, khi dám nhổ đèn, đổi dây để kiếm tìm chất âm lạ thì cũng xứng đáng là tay tổ trong làng chơi rồi.

Nếu chơi Hi-end, phòng nghe quyết định một phần chất lượng âm thanh, thì vỏ gỗ của đồng hồ và vị trí treo cũng ảnh hưởng tới tiếng nhạc. Đây là lúc dân chơi sử dụng kiến thức âm học cho dù không cầu kỳ phải mua tấm hút âm, tản âm. Điều này ai cũng biết nhưng thường quên: Treo vỏ cách tường 1cm tiếng sẽ hay hơn.

Với đồng hồ nhạc, người ta có thể gia công y chang toàn bộ máy móc, duy nhất bộ gông là... chịu. Gông đồng cho thứ âm thanh tuyệt hảo, ngọt mà không chua, mềm nhưng chắc khỏe, ấm áp mà tự tin, sâu lắng. Gông đồng bền vững cùng thời gian. Đó cũng là lý do tại sao dân sành chơi đổ xô lùng gông đồng cổ. Nhưng ai chưa có nhiều kinh nghiệm, khi mua phải thận trọng. Bởi nhìn bằng mắt rất khó phân biệt mà chủ yếu chỉ nhờ vào đôi tai.

Trong cái tĩnh lặng, thiêng liêng của thời khắc chuyển giao năm cũ, gông đồng tung vào không gian tiếng nhạc trầm hùng rồi đĩnh đạc điểm 12 tiếng báo hiệu xuân sang. Nó đang nhẩn nha kể một câu chuyện cổ tích về thời gian đấy. Hãy lắng nghe !

Nguồn: sưu tầm internet.

5 nhận xét:

  1. đồng hồ cổ rất bền bỉ và cổ kính tuổi thọ của chúng có thể lên tới hàng trăm năm.
    Nhưng mà người chơi muốn sở hữu chúng trong thời điểm này phải bỏ da số tiền ít nhất cũng pải
    10.000.000đ đến hàng trăm thậm trí còn hơn thế nữa.
    +Đối với một người không có nhiều thời gian
    +không có tình yêu và niềm đam mê
    +không dư giả về tiền bạc
    +không tự bảo dưỡng được đồng hồ mà chỉ để treo trong phòng khách
    thì tôi khuyên bạn lên chọn loại đông hồ điện tử hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều mầu mã cổ kính
    các bạn có thể tham khảo ở đây
    http://dong-ho-treotuong.blogspot.com

    Trả lờiXóa
  2. Những dạng đồng hồ cổ này thường có những bộ chuông rất thanh và rất hay. Bộ máy bằng đồng nhìn rất chất. Và còn nhiều dạng đồng hồ độc đáo khác các bạn có thể tham khảo tại đây dong ho nu thoi trang gia re

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn bạn chia sẻ <3. À, nếu bạn có nhu cầu thi công văn phòng thì ghé mình nhé, tham khảo trang http://thietkethicongvanphong.vn hoặc là http://thicongnoithathcm.com cảm ơn cả nhà <3

    Trả lờiXóa