Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Lỗi chết người của việc viết không dấu

Ở nhà buồn cô gái nhắn tin cho bạn trai đến chơi, khổ nỗi điện thoại không có tiếng Việt có dấu.
"Anh oi! ba ma em khong co nha, em dang coi quan, den ngay di anh, muon lam roi. Tien the mua bao moi nhe, o nha toan la bao cu… ma thoi khong can mua bao dau, em vua mat kinh roi, khong nhin duoc nua anh oi, den ngay di… muon lam rồi".

Dịch ra là: "Anh ơi! ba má em không có nhà, em đang coi quán, đến ngay đi anh, muộn lắm rồi. Tiện thể mua báo mới nhé, ở nhà toàn báo cũ... Mà thôi không cần mua báo đâu, em vừa mất kính rồi, không nhìn được nữa anh ơi, đến ngay đi... muộn lắm rồi".

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/cuoi/2012/01/loi-chet-nguoi-cua-viec-viet-khong-dau-phan-2/

Lỗi chết người của việc viết không dấu (tiếp)
Mẹ nhắn tin cho con trai: "Di lam ve mua cho me 5 hop thuoc moc long nhe".
Con trai bức xúc gắt lên trong điện thoại:
- Mẹ mua thuốc mọc lông làm gì?
Bà mẹ mắng lại:
- Tao bảo mày mua thuốc Mộc Long của nam dược Bảo Long chứ mua thuốc mọc lông làm gì, đồ ngu!
Nguồn: http://vnexpress.net/gl/cuoi/2012/02/loi-chet-nguoi-cua-viec-viet-khong-dau-phan-10/

Lỗi chết người của việc viết không dấu (tiếp)
Chàng trai và cô gái tán tỉnh nhau trên điện thoại, tin qua tin lại cô gái nhắn rằng: "Anh to cao dep trai như vay thi co nao cha me".
Chàng trai nhắn lại: "Em qua khen, anh cung binh thuong thoi".
Nhưng khi nhận được tin nhắn tiếp theo của cô gái thì chàng bàng hoàng: "Em noi that ma, cu to nhu anh thi em nao cha thich".
Thực ra cô nàng muốn nói: Em nói thật mà, cứ to như anh thì em nào chả thích.
Nguồn: http://vnexpress.net/gl/cuoi/2012/02/loi-chet-nguoi-cua-viec-viet-khong-dau-phan-11/

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

'Happy New Year' - giai điệu bất tử của mùa xuân



Hơn 30 năm tồn tại, bản nhạc dành cho năm mới của nhóm nhạc Thụy Điển ABBA vẫn có một sức sống mãnh liệt và ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Nằm trong album Super Trouper và ra đời từ năm 1980, Happy New Year mang phong cách Pop đặc trưng của Abba. Ca khúc này có thể không phổ biến ở các nước phương Tây nhưng với nhiều thế hệ người yêu nhạc Việt Nam, chưa một giai điệu nào có thể thay thế Happy New Year vào mỗi độ xuân về. Trải qua ba thập kỷ, những giai điệu đẹp ấy đã, đang và sẽ vẫn làm rung động lòng người khi được ngân vang vào khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Now's the time for us to say...

Không còn rượu sâm-panh
Và pháo hoa cũng vụt tắt
Chúng ta ngồi đây,
Cảm thấy lạc lõng và buồn bã
Khi bữa tiệc đã tàn
Bình minh thật ảm đạm
Thật không giống với ngày hôm qua
Nhưng đây là thời khắc để chúng ta nói...

Khi những câu hát đầu tiên vang lên qua giọng ca của nữ ca sĩ Agnetha Faltskog, người nghe như thấy tâm hồn mình trùng lại với một nỗi buồn sâu lắng. Một năm trôi qua quá nhanh với biết bao kỷ niệm vui, buồn. Ngày cuối cùng của năm cũ, ai cũng cảm thấy một nỗi niềm xốn xang, hồi hộp và không kém phần luyến tiếc những tháng ngày đã qua. Bữa tiệc nào rồi cũng có lúc tàn, không có niềm vui nào kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, bữa tiệc chia tay năm cũ thì lại khác, vì đó là thời khắc mà tất cả chúng ta đều nói...

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I"

"Chúc mừng năm mới
Chúc cho chúng ta luôn có một giấc mơ đẹp
Về một thế giới mà tất cả những người hàng xóm đều là thân hữu
Chúc mừng năm mới
Hy vọng sẽ tới, và chúng ta cùng cố gắng
Chúng ta sẽ không thể gục ngã
Bạn và tôi...

Khi điệp khúc vang lên, tất cả người nghe như hòa chung vào một cảm xúc bất tận. Năm mới đã sang, không còn những lo toan, bề bộn của năm cũ mà chỉ có niềm vui, niềm hạnh phúc và những hy vọng vào tương lai tươi sáng. Mùa xuân là mùa của những sự khởi đầu mới. Khi Happy New Year được ngân vang, người nghe ít chú ý tới ca từ của nó mà chỉ biết tận hưởng những nốt nhạc tràn đầy sự hân hoan.

Thực ra lời ca của Happy New Year không hề tươi vui như giai điệu, thậm chí còn có phần hơi ảm đạm. Tuy nhiên, nỗi buồn thể hiện trong bài hát lại hiện lên thật đẹp đẽ, thật sâu lắng khiến người nghe có cảm giác như đang được thưởng thức một ly rượu táo thơm nồng, mang đủ hương vị đắng, cay, ngọt, chát.
Hơn 30 năm trôi qua, cho dù giai điệu của Happy New Year được cất lên từ chiếc đài cát sét cũ kỹ trong căn gác nhỏ của một khu phố cổ hay những bữa tiệc tất niên sang trọng với rượu vang và nến, thì cảm xúc nó đem lại cho người nghe vẫn trọn vẹn như lần đầu tiên xuất hiện.

Không ai còn nhớ Happy New Year của nhóm Abba du nhập vào VN từ thời điểm nào, cũng chẳng ai biết tại sao giai điệu này lại có sức ảnh hưởng mãnh liệt đến vậy. Chỉ biết rằng, mỗi khi những câu hát bất tử này vang lên, ai ai cũng biết rằng một mùa xuân mới đang về.

Nguyên Minh

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/van-hoa/am-nhac/2011/02/3ba260ab/