Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Những hình ảnh có thể khiến người xem phải rối trí


Khi nhìn một bức hình nào đó, thông thường mắt sẽ tiếp nhận thông tin, màu sắc, hình ảnh, sau đó truyền tới não để phân tích, nhận biết được nội dung của tấm ảnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mà cụ thể là những hình ảnh động dưới đây, có thể chúng ta sẽ bị nhầm lẫn, hoặc thậm chí là rối trí vì những hoa văn, hay cách chuyển động của những vật thể trong bức hình. Bên cạnh đó, một số bức ảnh còn có các hiệu ứng xoay tròn, di động nếu ta đảo mắt. Mời mọi người cùng thư giãn với 20 bức hình dưới đây.

1. Chiếc ghế bị bẻ cong (tác giả: Ibride)


Trong hình ảnh động này, thoạt nhìn chúng ta sẽ thấy dường như mặt ghế đang hướng về góc 4h, tuy nhiên khi người đàn ông này tới ngồi thì ta mới nhận ra được rằng mặt ghế đang xoay về hướng gần như đối diện với người xem.

2. Khối Rubik ba chiều

 Lại một bức ảnh động nữa khiến thị giác của người xem phải nhầm lẫn, mới lần đầu nhìn vào ảnh ta sẽ thấy một khối rubik "thật" đang được đặt trên một tấm giấy trắng. Thế nhưng đến khi bàn tay xoay chuyển khối giấy + rubik thì chúng ta mới vỡ lẽ hoá ra đó chỉ là khối rubik bằng giấy nhưng được cắt xén vô cùng tinh vi.


3. Cục rubik lơ lửng


Lại một lần nữa chúng ta lại được thấy "khối rubik nhưng không phải là rubik", bởi tác giả đã khéo léo cắt xén tấm hình thành một khối lập phương với các mặt hình caro. Ngoài ra, anh chàng này cũng khéo léo di chuyển tấm bảng trắng phía sau để tạo nên hiệu ứng "cục rubik" như đang lơ lửng.
 
 4. Mắt người hay là bồn rửa mặt?



Chắc chắn hình ảnh đập vào mắt chúng ta đầu tiên đó chính là con mắt. Rõ ràng là như vậy, nhưng khi để ý kỹ ta sẽ thấy các bọt xà phòng ở xung quanh, cùng với đó là xoáy nước ở giữa, tất cả đã tạo nên một bức ảnh hoàn hảo trong việc đánh lừa thị giác của người xem.

5. Vòng quay xoay theo hướng nào?



Một câu hỏi quả thật khiến cho bất kỳ ai cũng phải cảm thấy vô cùng RỐI TRÍ. Đúng vậy, ngay chính bản thân mình lần đầu tiên xem đều quả quyết nó đang quay ngược chiều kim đồng hồ, tuy nhiên khi mình nhìn kỹ lại thì nó lại đang quay theo chiều kim đồng hồ (?!).

6. Hãy tập trung vào dấu thập ở chính giữa


Đây là một trò chơi khá hay. Đơn giản thôi các bạn dùng đôi mắt của mình tập trung hết mức vào dấu thập ở chính giữa (nhớ đừng để ý các thay đổi xung quanh). Bạn sẽ thấy một điều thú vị sẽ xảy ra: đó chính là mặt của các ngôi sao điện ảnh ở hai bên sẽ ngẫu nhiên trở thành các khuôn mặt xấu xí, giống với mặt của những con quỷ trong phim ảnh !

7. Tập trung vào dấu chấm tròn ở chính giữa trong 20 giây



Như "trò chơi" ở hình 12, các bạn cũng tập trung vào dấu chấm tròn ở chính giữa trong 20 giây (thật ra thì 15s hay 16s cũng được :)). Sau khi nhìn cho đã mắt, bạn hãy nhìn vào bất kỳ khuôn mặt của ai (người thân, bạn bè), và sẽ thấy mặt của họ sẽ xuất hiện các vòng xoáy như trong hình :).

8. Có bao nhiêu hình tròn trong hình?


Có câu hỏi thì phải có câu trả lời, tuy nhiên mình sẽ để các bạn tự đưa ra con số chính xác:), nên nhớ trò chơi có thể khiến bạn cảm thấy hơi đâu đầu và bức xúc để nhận ra bao nhiêu hình tròn, nếu thực sự muốn biết hãy nhìn sát màn hình và theo dõi thật kỹ nét vẽ :)

9. Nhìn vào chính giữa hành lang bạn sẽ thấy tốc độ đi nhanh lên, nhìn vào hai bên tường bạn sẽ thấy tốc độ chậm lại

Có lẽ tiêu đề trên cũng đã quá đủ cho người xem thử sự tò mò của mình. Các bạn hãy thử xem tốc độ có thay đổi theo từng cách nhìn hay không nhé (tốc độ chung là không đổi, tuy nhiên chúng ta thấy sự thay đổi trong tốc độ bởi cảm giác và có lẽ thi giác của người xem lại một lần nữa bị đánh lừa).

10. Hình vuông được ghép từ bốn thanh chuyển động ngẫu nhiên

Bốn thanh màu trắng chuyển động ngẫu nhiên, sắp xếp lộn xộn nhưng chỉ cần một vài thủ thuật, chúng ta đã thấy một hình vuông hoàn chỉnh đang chuyển động.

11. Bánh răng truyền động

Hai hình tròn tĩnh với với hoạ tiết đồng tâm bỗng nhiên trở thành hai bánh răng cưa truyền động với một thủ thuật: đưa tấm phim có các đường sọc đen đi qua.

12. Bức ảnh chuyển động không ngừng


Chỉ cần nhìn thoáng qua các bạn cũng thấy các hoạ tiết trong bức ảnh chuyển động không ngừng.

13. Hai điếu thuốc "không bằng nhau"

Khi ở vị trí ban đầu, rõ ràng hai điếu thuốc có kích thước khác nhau: một ngắn và một dài, tuy nhiên khi hai điếu thuốc chạm vào nhau, ta lại nhận ra rằng chúng hoàn toàn bằng nhau !

14. Các bánh răng quay tròn

Hãy để ý thật kỹ, tập trung và bạn sẽ nhận ra được điều này

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp

Ngày xưa chỉ vài chiếc bánh chưng, hộp mứt Tết, dăm ba lạng thịt là cũng có thể thành Tết - những cái Tết đơn sơ nhưng ấm áp, tràn đầy kí ức.

Ngày xưa chỉ có hộp mứt thập cẩm, vài lạng đậu xanh để gói bánh chưng, có chăng thêm vài lạng thịt, một bánh pháo tép cũng thành Tết. Trẻ con thì được diện những bộ quần áo mới, được lì xì, háo hức đón giao thừa trong tiếng pháo nổ đì đùng...

Tết xưa đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm cúng vô cùng. Kỉ niệm về Tết thời bao cấp đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai màu trong tâm trí những người đã đi qua thời gian.

Vẫn là hoa đào, hoa mai, vẫn bánh chưng và không khí nhộn nhịp của ngày Tết, nhưng Tết của ngày xưa và ngày nay đã khác nhau rất nhiều. Và chắc hẳn, có những thứ ta chỉ có thể tìm lại trong ký ức, trong hình ảnh còn lưu lại về ngày hôm qua…

Cùng ngược dòng thời gian ngắm nhìn những bức ảnh Tết thời bao cấp để hoài niệm, cảm nhận không khí Tết đơn sơ nhưng tràn đầy yêu thương.

Từ cảnh mọi người nô nức sắm Tết...

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 1
Sắm Tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng mậu dịch. Các cửa hàng được "trang hoàng" các tấm pa-nô, áp phích, trang trí cho có không khí ngày Tết.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 2
Ai cũng lo lắng làm sao mua cho hết tiêu chuẩn... Tết của nhà mình. Từ ngày 20 Tết, các cửa hàng bách hóa bắt đầu đông nghịt.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 3
Cảnh xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 4
Mua vải may quần áo cho trẻ con.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 5
Tết không thể thiếu khoanh giò hay miếng thịt quay.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 6
Sau khi sắm đủ nhu yếu phẩm cho ngày Tết, người ta mới ghé qua gian hàng mứt, rượu Tết. Rượu Tết ngày xưa chỉ có rượu cam, rượu chanh. Xịn nhất là rượu Nàng Hương.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 7
Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng Tết như thế này, nhưng nếu không mua nhanh sẽ hết.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 8Chỉ một chút mứt thập cẩm, đựng trong hộp bìa mỏng manh nhưng cũng đủ để mọi người cảm nhận không khí Tết đang về với từng nhà.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 9
Mứt Tết và bánh chưng là 2 thứ không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt.


Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 10
 Tranh Tết, lịch Tết, câu đối Tết bày bán ở vỉa hè dành cho khách mua về treo hay làm quà cho gia đình.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 11
Quầy bán tranh, hoa Tết...

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 12
Bàn đổi tiền lẻ những ngày giáp Tết rất đông.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 13
Cửa hàng bán pháo ngày Tết báo hiệu xuân mới về, năm cũ qua đi, đón chào một năm mới.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 14
Những đứa trẻ thời bấy giờ luôn bị thu hút bởi những chùm pháo đỏ, hồng tại cửa hàng tạp hóa như thế này.


Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 15
Ngày giáp Tết, tàu xe đi lại rất khó khăn. Nhiều người phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Không mua được vé, nhiều người phải ngồi trên nóc tàu.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 16
Ô tô ngày Tết cũng chen chúc không kém gì tàu hỏa.

... tới khung cảnh Tết đến mọi nhà...


Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 17
Sau bao ngày tất tả chuẩn bị Tết, cuối cùng mọi việc đâu cũng vào đấy. Chiều 30, mọi người trong gia đình quây quần quanh mâm cỗ tất niên.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 18
Tiếng pháo nổ đì đùng mỗi khi Tết đến luôn ở mãi trong tâm trí của mỗi người. Nó báo hiệu xuân đã tới, một năm mới đã sang.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 19

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 20
 Những đứa trẻ thích thú kiếm tìm với hy vọng nhặt được quả nào chưa nổ trong đống xác pháo rải đầy mặt đất.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 21
Đường phố Hà Nội những ngày Tết.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 22
Đồng tiền lì xì cho trẻ em thời đó.

Khi Tết qua đi...
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 23
Sau Tết, mọi người bắt đầu trở lại với công việc của mình.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 24
Với mỗi người làm ăn xa, giây phút ấm áp được trở về đoàn tụ bên gia đình những ngày Tết tuy ngắn ngủi nhưng sẽ là động lực giúp họ cố gắng làm việc trong suốt năm tới.

Tết Hà Nội thập niên 90 qua lăng kính nước ngoài

Xem và cảm nhận không khí Tết đã thay đổi như thế nào sau gần 20 năm...

Những ngày Tết luôn là khoảng thời gian thiêng liêng, ý nghĩa và ấm áp nhất trong năm đối với mỗi con người. Không khí Tết tràn vào từng gia đình, từng trái tim chúng ta qua cành đào thắm, cây quất xanh, mùi hương trầm phảng phất; các món ăn đặc trưng như bánh chưng, chả giò, mứt Tết, trà sen... hay gần gũi nhất, đó là sự đoàn tụ với gia đình. Không khí Tết không thể diễn tả đầy đủ bằng câu chữ, hình ảnh mà còn bằng cảm xúc, hoài niệm của mỗi người.

Thử quay ngược thời gian và xem lại hình ảnh "một thời đã qua" về ngày Tết xưa cũ. Hình ảnh được chụp bởi hai phóng viên ảnh Steve Raymer và Nevada Wier (làm việc ở Tập đoàn Truyền thông Corbis) vào những năm thuộc thập niên 90 của thế kỉ trước.

Chợ hoa ngày Tết diễn ra trên lề đường song song với đường phố tấp nập người qua lại sắm Tết.

Hoạt động mua bán diễn ra nhộn nhịp trong khu vực chợ hoa phố cổ.

Người bán đào, người gánh hàng rong, xe máy, xe đạp và người đi bộ đan xen trên con phố nhỏ. 
Một người đàn ông cầm cành đào vừa mua được để chơi Tết.

Ảnh chụp gia đình chở cây quất về nhà, ngang qua phố Tràng Tiền, Hà Nội.

Hai vợ chồng đang giã và gói giò chuẩn bị đón Tết.
Khung cảnh chợ Tết với đủ loại mặt hàng trang trí: đèn lồng đỏ, dây treo kim tuyến, bao lì xì, vàng mã...

Quầy hàng bánh chưng, giò lụa trước dịp Tết.

Những chiếc bánh chưng xanh ngắt màu lá dong được bán với giá 10.000 đồng/chiếc thời bấy giờ.
Mứt Tết kiểu "ngày xưa".

Một người dân đi lễ đầu năm tại Đền Quán Thánh, Tây Hồ, Hà Nội.

Khung cảnh đón Tết giản dị ở nhà: thưởng trà, ăn mứt Tết và nói chuyện đầu Năm mới.

Hai mẹ con chở nhau đi trên đường, với khung cảnh xa xa là những quầy hàng bán bóng bay.
Trước cổng chùa Quán Sứ vào ngày đầu Năm mới: tấp nập người qua lại và người đến lễ chùa.